Công trình đang trong thời hạn bảo hành nhưng xuống cấp nghiêm trọng. Tuy nhiên, chủ đầu tư và các bên liên quan lại không giải quyết thỏa đáng.
Nước thải sinh hoạt tràn đường ống gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Để phục vụ việc giải phóng mặt bằng của dự án đường 2,5 khu vực Đầm Hồng, đầu năm 2012, gần 90 hộ dân ở đây đã chuyển về sinh sống tại khu tái định cư G5, lô 27 thuộc khu đô thị Đại Kim (Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội).
Tuy nhiên, sau 3 năm sử dụng, toà nhà đã bị xuống cấp, tường và móng lún, nứt nghiêm trọng. Hệ thống thang máy liên tục hư hỏng, hệ thống nước thải không đảm bảo, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân.
Ông Trương Trung Tích, Tổ trưởng Tổ dân phố 47, khu đô thị Đại Kim, bức xúc: “Chất lượng tòa nhà không đảm bảo, hệ thống thang máy thường xuyên bị hỏng, ngắn thì 7-10 ngày, có thời điểm kéo dài 6 tháng. Chúng tôi đã đóng 2% phí bảo trì khi đến nhận nhà. Dù đã đề nghị nhiều lần nhưng đến nay mọi việc vẫn dậm chân tại chỗ”.
Ngoài thang máy, hệ thống đường ống nước thải trong tòa nhà cũng là nỗi ám ảnh của các hộ dân. Theo ghi nhận của chúng tôi, tại khu để xe, mặc dù trời nắng nóng nhưng nước vẫn chảy lênh láng trên nền nhà, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Xung quanh móng nhà có hiện tượng sụt, lún, các kệ bậc nứt, vỡ, nước thải sinh hoạt chảy tràn từ đường ống dẫn theo tường gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Tường bị nứt, xung quanh nhà sụt, lún nhưng nhà thầu thi công và chủ đầu tư vẫn không thấy đâu.
Được biết, chủ đầu tư tòa nhà này là Công ty cổ phần Kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội, nhà thầu thi công xây dựng là Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Thành Nam (Conata group). Đơn vị tiếp nhận quản lý và vận hành là Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội.
Nếu chiếu theo Mục 6: các điều kiện liên quan trong Biên bản bàn giao nhà giữa các đơn vị liên quan thì: “Thời gian bảo hành của công trình là 60 tháng tính từ ngày ký văn bản bàn giao công trình. Thời hạn bảo hành thiết bị theo catalog của nhà sản xuất tính từ ngày chủ đầu tư nghiệm thu bàn giao cho đơn vị quản lý bố trí bàn giao cho các hộ dân tái định cư sử dụng. Tuy nhiên, đến nay, quyền lợi của người dân vẫn chưa được đáp ứng.
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục cung cấp thông tin vụ việc đến bạn đọc.
Nhất Nam
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.