Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 16 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 24 tháng 3 năm 2017 | 2:0

Đặng Lễ và kế hoạch phát huy nội lực trong dân

Sau gần 6 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), Đảng bộ và nhân dân xã Đặng Lễ (Ân Thi - Hưng Yên) đã hoàn thành 16/19 tiêu chí. Những nỗ lực, cố gắng của chính quyền và người dân, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đã khiến diện mạo nông thôn thay đổi mạnh mẽ.

Chủ tịch UBND xã Đỗ Xuân Cương.

Mở đầu câu chuyện với chúng tôi, ông Đỗ Xuân Cương, Chủ tịch UBND xã Đặng Lễ, tâm sự: Là xã còn nhiều khó khăn, khi bắt tay vào XDNTM, chúng tôi đã nhận được sự vào cuộc quyết liệt của Đảng ủy, chính quyền, các hội, đoàn thể và sự đồng thuận của nhân dân. Các tổ chức chính trị - xã hội đã tích cực vận động các thành viên, hội viên tham gia thực hiện chương trình. Tất cả các thôn xóm đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh, giao tiếp ứng xử có văn hóa trong cộng đồng”.

Ngay từ khi bắt tay thực hiện đề án XDNTM, xã đã tuyên truyền rõ mục đích, ý nghĩa của chương trình để người dân hiểu: XDNTM là vì nhân dân, phục vụ nhu cầu lợi ích của nhân dân.

Vạn sự khởi đầu nan, không trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước, Đặng Lễ quyết tìm ra cách để vượt qua khó khăn ban đầu bằng chính nội lực của địa phương. Đó là huy động sức dân, lấy sức đóng góp của nhân dân để XDNTM. Để đưa được chủ trương này đến với người dân và nhất là được sự đồng tình ủng hộ của dân là việc rất công phu và không hề đơn giản.

Là địa phương chủ yếu dựa vào nông nghiệp là chính, kinh phí thực hiện XDNTM còn nhiều hạn chế, ngoài nguồn vốn từ Trung ương, vốn dự án, ngân sách địa phương, xã thực hiện tốt công tác huy động sức dân bằng cách: Tuyên truyền để nhân dân thấy rõ mục đích, ý nghĩa về công cuộc XDNTM là “dân làm, dân hưởng”. Thực hiện tốt quy chế dân chủ công khai, minh bạch từ khâu dự toán, thi công đến quyết toán công trình. Trong quá trình đó, người dân giám sát và cho ý kiến cụ thể để thực hiện các công trình. Đặc biệt, xã đã làm tốt công tác dân vận, vận động người dân đóng góp tiền của, công sức cùng XDNTM. Quan điểm của xã là những tiêu chí dễ làm trước, tiêu chí khó cần đẩy mạnh huy động mọi nguồn lực… Với cách làm đó, Đặng Lễ đã tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân và thu được những kết quả khả quan.

Đường giao thông của thôn ở thôn Đặng Đinh.

Theo đó, về xây dựng cơ sở hạ tầng, nhân dân tích cực hưởng ứng làm đường giao thông nông thôn, đặc biệt là đường giao thông các thôn, xóm, đường ra đồng… Tiền hỗ trợ xi măng của tỉnh khoảng 1,6 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 2 tỷ đồng. Các trường học trên địa bàn được nâng cấp, cải tạo và đều đạt chuẩn quốc gia. Xã cũng xây mới các trạm biến áp: Nam Trì, Đới Khê (năm 2014); Đặng Đinh, Đặng Xuyên (năm 2016), nâng tổng số trạm biến áp toàn xã lên con số 6, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt, sản xuất cho nhân dân.

 Ngoài ra, 7/7 thôn còn giữ vững danh hiệu làng văn hóa, tiếp tục duy trì tốt 7 tổ thu gom rác thải tại 7 thôn, 100% người dân trong xã được sử dụng nước sạch. Năm 2016, xã được đầu tư xây dựng 8 cống phục vụ sản xuất cho nhân dân các thôn: Đặng Đinh, Đặng Xuyên, Cổ Lễ, Thọ Hội, Nam Trì. Bên cạnh đó, nhân dân toàn xã còn tích cực tham gia đóng góp xây dựng các công trình của địa phương như: xây đình làng thôn Cổ Lễ trị giá khoảng 900 triệu đồng; xây dựng đình, chùa thôn Nam Trì; năm 2016 bắt đầu khởi công làm chùa thôn Đặng Xuyên…  

Tuy nhiên, xã vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức đấu giá khu đất giãn cư khu vực Đặng Đinh; việc huy động nguồn lực trên địa bàn để xây dựng các công trình công cộng còn nhiều hạn chế; việc xử lý đất dôi dư, đất xen kẹt đạt kết quả chưa cao… Ông Cương mong muốn các cấp có thẩm quyền quan tâm hơn nữa đến xã Đặng Lễ trong công tác XDNTM bằng các việc làm thiết thực như: đầu tư các dự án về giao thông, thủy lợi, phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất văn hóa để cùng với quyết tâm của chính quyền và người dân, Đặng Lễ về đích NTM theo lộ trình và mục tiêu đề ra.

Đức Sơn

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top