Thứ sáu, ngày 19 tháng 7 năm 2013 | 5:2
Đằng sau vụ cản trở nhà báo tác nghiệp ở Cần Thơ là gì?
KTNT- Việc chính quyền địa phương tổ chức cưỡng chế là chuyện hết sức bình thường với các trường hợp vi phạm. Thế nhưng, vụ cưỡng chế ngày 17/7 vừa qua ở TP.Cần Thơ khiến dư luận không khỏi ngờ vực, bởi những phóng viên tác nghiệp đúng theo luật thì bị uy hiếp, khống chế. Vậy, đằng sau câu chuyện cưỡng chế này có gì mờ ám hay không mà lực lượng thi hành công vụ phải “xua đuổi” các nhà báo tác nghiệp như vậy ?Khống chế Nhà báo tác nghiệp khi lực lượng cưỡng chế sai quyết định ! Nhận được thông tin, trước 8h ngày 17/7, chúng tôi đã có mặt tại hiện trường là nơi gần nhà ông Trần Đăng Tỵ (ở số 306, đường vành đai phi trường, phường An Thới, quận Bình Thuỷ, TP. Cần Thơ) để ghi nhận vụ thi hành quyết định cưỡng chế này. Khoảng 8h 30 phút, đoàn cưỡng chế lần lượt đến với 2 xe chuyên dụng CSGT, xe CSTT-113, xe cứu thương... Lực lượng CSGT triển khai phong toả, lập trật tự cả con đường; lực lượng CSTT-113 vừa nhảy xuống xe đã búng roi điện nẹt lửa xẹt xẹt, khiến cảnh tượng sắp xảy ra là một “t
|
Phóng viên Hồ Ngọc Long Báo Pháp luật Việt Nam bị cản trở và khống chế trong quá trình tác nghiệp. |
Trong khi đó, một số phóng viên của cơ quan báo chi Trung ương và TP.HCM tại Cần Thơ tác nghiệp phía ngoài, chụp hình phía bên ngoài hiện trường cưỡng chế liền bị một người đàn ông mặc áo bảo vệ dân phố hùng hổ lao đến điểm mặt cản trở. Một cảnh tượng không lấy gì vui và dân chủ đối với việc thực thi pháp luật của đoàn cưỡng chế khi họ cho lực lượng bảo vệ dân phố khống chế, cản trở, giựt máy hình của các nhà báo đang tác nghiệp đúng luật tại đây.
Điều đáng nói việc cưỡng chế là công khai, có người của đoàn cưỡng chế (theo tìm hiểu là PV của Đài phát thanh quận Bình Thủy) ghi hình tác nghiệp để sau này tuyên truyền không hiểu vì sao PV báo chí của Trung ương và địa phương đóng trên địa bàn Tp Cần Thơ bị xem nghi “phản nghịch” trong mắt đoàn cưỡng chế nên chẳng có ai can thiệp, dù trước mặt các vị Chủ tịch UBND phường An Thới, Công an quận Bình Thuỷ...
Có mặt tại hiện trường, chúng tôi ghi nhận một thực tế hết sức... lạ. Là, gia đình phía bị cưỡng chế chỉ yếu cầu cho xem quyết định thành lập đoàn cưỡng chế gồm những ai; việc cưỡng chế có đúng trình tự thủ tục chưa? những tất cả không một ai giải thích cho rõ, chỉ biết sua lực lượng Công an và bảo vệ dân phố xông vào để khống chế và cưỡng.... chế. Bởi vậy, một thành viên trong gia đình này bị bắt còng tay bởi tội cản trở và đòi hỏi .... nhiều quá. Sau 1h 30 phút, đoàn cưỡng chế “cứng miệng”, không trả lời được câu hỏi của người dân: Quyết định thành lập đoàn cưỡng chế, gồm những ai ? Chưa hết, xem lại quyết định cưỡng chế chúng tôi mới té ngửa.... bởi. Chủ đất và người có liên quan trực tiếp là ông Trần Đăng Tỵ, trong khi quyết định thi hành cưỡng chế ghi rõ là ông Trần Đăng Hải (con ông Tỵ) đang sống và làm việc ở xa, không cò nghĩa vụ phải thực hiện việc thi hành cưỡng chế này ?!
Phía sau chuyện cưỡng chế là gì ?
Gia đình ông Trần Đăng Tỵ là gia đình có công Cách mạng, bản thân ông là bộ đội phục viên, được tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương, con cháu.... đều đang làm việc ở các địa phương. Tháng 6/1992, gia đình ông được cấp phần đất 5,6 x24, toạ lạc 306, vành đai phi trường, phường An Thới, quận Bình Thuỷ, xây nhà ở. Điều đáng nói, phần đất của ông là con kênh mương nhỏ, có chức năng thoát nước nội bộ của khu vực. Là quân nhân đã về hưu, thấy đất hoang hoá không chịu được, nên cũng từ năm 1992, ông Tỵ khai hoá thêm phần đất mương rạch để sản xuất, trồng cây ăn trái.... Hơn 20 năm, chuyện khai phá đất hoang hoá để sản xuất của ông Tỵ là bình thường và chẳng ai quan tâm. Cũng xin nói thêm, khu vực nhà ông Ty và đường Vành Đai phi trường, sau giải phóng vốn chịu sự quản lý của QK9 nhưng sau đó đã được dân sự hoá, chỉ còn lại phần đất do QK 9 quản lý. Riêng phần con kênh – rạch nhỏ để thoát nước nội bộ này, ai cũng ngó lơ.
Thế nhưng, từ khi đường Võ Văn Kiệt được khánh thành, sân bay Cần Thơ cất cánh thì “nghĩa tình” cũng... vạ lây. Bởi, căn nhà ông Tỵ số 306, đường Vành Đai Phi trường, nhưng từ ngày có đường Võ văn Kiệt ra sân bay, thì dù không nằm mặt tiền nhưng cũng sát kế ngã ba Võ Văn Kiệt, đường vành đai phi trường nên con rạch vốn là rạch cụt cũng trở nên miếng mồi béo bở ra mặt tiền.
Ông Tỵ trình bày: “Tôi khai hoá đất, nếu ngày ấy có tiền thì đã hợp thức hoá lâu rồi, nhưng.... Do không hợp thức hoá phần đất khai hoan trước ngày 15/10/1993 theo Luật định, nên ngày 10/10/2011, UBND quận Bình Thuỷ ra quyết định thu hời phần đất mà gia đình ông đã bỏ công lấn rạch (tất nhiên là sau khi có đường sân bay Võ Văn Kiệt)” Cũng theo ông Tỵ, đất của ông khai phá, có thành quả lao động rõ ràng nhưng ngày 07/6/2012, một số người tự xưng là bộ đội và phụ nữ xông vào chặt phá cây công, giành đất mà gia đình ông khai phá nên ông nghi ngờ có sự móc nối bán đất công.
Ngày 9/6/2012, khi gia đình ông Tỵ làm đơn khiếu nại đến UBND quận Bình Thuỷ, thì đến này 13/3/2013, UBND quận Bình Thuỷ ra quyết định lấy phần đất mà gia đình ông Tỵ có công khai phá để giao cho QK 9 và huỷ quỷ quyết định thu hồi đất của ông Tỵ trước đó mà không nêu lí do.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, lãnh đạo QK 9 có công văn đề nghị UBND TP giao phần đất công là mương rạch để làm đường phụ và trụ sở quân khu. Việc này đã được UBND TP Cần Thơ chấp thuận, và quận Bình Thuỷ tiến hành. Ông Tỵ nói “Tôi từng là chiến sĩ, quân nhân... tôi hiểu rất rõ. Hiện Bộ tự lên có 2 cổng chính là đường CMT8 và đường Võ Văn Kiệt, nay nếu quân đội cần việc mở thêm đường phụ, chúng tôi sẳn sàn chấp hành.
Tuy nhiên, cần xem xét thành quả lao động trên đất cho chúng tôi. Mặt khác, chủ trương trên phải được thực hiện đúng. Nếu sau này làm sai với mục đích ban đầu, phân chia đất gia cho người khác là không thể chấp nhận. Bởi tôi có công khai phá từ hơn 20 năm nay, tôi cũng là cựu quân nhân, được nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiều cao quí. Vì vậy, tôi rất mong mong chuyện rõ ràng”.
KTNT