Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 6 tháng 3 năm 2020 | 13:23

Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm ở Hòa Bình

Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho hộ nghèo, lao động nông thôn (LĐNT) luôn được ngành Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình thực hiện đồng bộ và hiệu quả.

tr14d.jpg
Lớp học nghề làm nấm rơm tại huyện Mai Châu (Hòa Bình).

 

Hàng năm có hàng ngàn lao động được đào tạo nghề; số lao động được đào tạo có việc làm đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, trong đó có nhiều hộ thoát nghèo vươn lên ổn định cuộc sống.

Góp phần xóa đói giảm nghèo

Giai đoạn 2010 - 2019, Hòa Bình đã giải quyết việc làm cho trên 177.000 lao động, bình quân 16.000 lao động/năm, trong đó xuất khẩu lao động khoảng 4.000 người, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 3%. Nguồn vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm đã giải ngân trên 246 tỷ đồng cho các dự án sản xuất, kinh doanh, góp phần giải quyết việc làm cho trên 11.000 lao động. Các cơ sở dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho trên 53.000 lượt người. Trung tâm dịch vụ việc làm của tỉnh đã tổ chức 60 phiên giao dịch việc làm với trên 1.800 lượt doanh nghiệp tham gia. Qua đánh giá, tính đến hết năm 2019, toàn tỉnh có 191/191 xã đạt tiêu chí số 12 về lao động có việc làm trong Chương trình XDNTM.

Ông Nguyễn Văn Thìn, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Lương Sơn, cho hay, năm 2019, huyện giải quyết việc làm cho 2.700 lao động, đạt 108% kế hoạch, tuyển sinh và đào tạo dạy nghề cho 2.200 người, góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 63%. Chương trình XKLĐ được quan tâm, năm 2019 đã giới thiệu được 65/40 đi lao động xuất khẩu, đạt 162% kế hoạch.

Hay như ở huyện Mai Châu, trong năm 2019, phối hợp với Trung tâm GDNN – GDTX tổ chức khai giảng 10 lớp nghề cho LĐNT với tổng số 325 học viên.

“Nhờ học nghề, học viên đã có những thay đổi trong cách thức trồng trọt và chăn nuôi, bà con đã biết bố trí cơ cấu cây, con giống phù hợp. Qua đào tạo nghề, bà con nông dân đã biết áp dụng để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng - vật nuôi, đời sống được cải thiện, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững. Tuy nhiên, trong công tác đào tạo nghề vẫn còn nhiều trăn trở, dù nội dung đào tạo phù hợp với thực tiễn nhưng không phải nông dân nào cũng áp dụng vào sản xuất. Trình độ nhận thức của nông dân còn chưa cao, ngại tiếp thu cái mới, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng -vật nuôi trong nông nghiệp, nông thôn còn chậm”, ông Phạm Trung Hiếu, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Mai Châu chia sẻ.

Đào tạo cái nông dân cần

Trao đổi về công tác dạy nghề cho LĐNT, bà Nguyễn Thị Là, Giám đốc Trung tâm GDNN - GDTX Mai Châu, cho biết: Để thu hút đối tượng học nghề và công tác dạy nghề đạt kết quả, đơn vị đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền các xã tuyên truyền nâng cao nhận thức học nghề cho LĐNT. Học nghề để đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, nội dung chương trình học nghề được biên soạn theo hướng kiến thức nông dân thực sự cần, giáo viên đưa ra phương pháp giảng dạy ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, dễ nhớ, học kết hợp với thực hành ngay tại địa phương.

Để phát huy hiệu quả đầu tư cho công tác dạy nghề ở Hòa Bình, vấn đề quan trọng chính là định hướng và gắn việc đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội, cũng như thực hiện tốt công tác giới thiệu, giải quyết việc làm. Thời gian tới, Hòa Bình sẽ chú trọng công tác đào tạo nghề cho LĐNT, hướng tới đáp ứng nhu cầu lao động cho các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Tập trung đào tạo cho lao động kỹ thuật sản xuất rau an toàn, trồng cây ăn quả có múi, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá lồng...

Năm 2019 và những năm trước, lĩnh vực lao động, việc làm và đào tạo nghề ở tỉnh Hòa Bình  nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành, các mục tiêu, chỉ tiêu được thực hiện cơ bản hoàn thành kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, cũng còn một số tồn tại, hạn chế như: mạng lưới cơ sở dạy nghề tuy được phát triển mở rộng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo các cấp trình độ. Công tác tuyển sinh học nghề gặp nhiều khó khăn, các cơ sở đào tạo chưa tạo lập được mối quan hệ ba bên giữa nhà trường, doanh nghiệp và người lao động. Việc phân bổ kinh phí dạy nghề cho LĐNT còn chậm, ảnh hưởng đến kế hoạch, tiến độ đào tạo của các cơ sở dạy nghề...

 

 

Đức Sơn
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top