Trong tháng 10 và tháng 11 vừa qua, Tòa án nhân dân huyện Năm Căn (tỉnh Cà Mau) xét xử vụ tranh chấp quyền sử dụng đất. Đáng nói là trong vụ việc này, Tòa án đã phán quyết phần thua kiện thuộc về người đã từng sở hữu đất canh tác ổn định 22 năm.
Người bị xử thua là ông Doãn Minh Đức (sinh năm 1950), nhà ở Ấp Trường Đức, xã Lâm Hải, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau. Người được thắng kiện là ông Võ Văn Bình (sinh năm 1960), gần nhà ông Đức.
Theo ông Đức, vào năm 1997, gia đình ông có nhận phần đất từ ông Nguyễn Hoàng Anh, nguyên Trưởng phòng văn hóa thông tin huyện Năm Căn.
Khi nhận sang nhượng thì giữa ông Đức và ông Anh có đi chỉ ranh đất với gia đình ông Bình là thẳng từ tiền đến hậu, còn hàng cây mắm ở giữa, có một bờ lớn khoảng 5m đến 6m, mỗi bên sử dụng 1/2 bờ. Quá trình sử dụng cho đến nay hiện trạng con bờ không thay đổi nhưng do hai bên canh tác, cải tạo sên bỏ đất lên bờ, lâu ngày tạo thành cái khe thấp ở giữa. Không bên nào làm bờ mới và không có hỏi mượn đất của bà Nguyễn Thị Hoa (sinh năm 1966) để trồng hoa màu.
Cũng theo ông Đức, kênh culê thực tế là cái rảnh, bãi bồi, từ mí sông Cửa Lớn đo vào khoảng 15m, do ông Tám Lò (đã chết) ở đậu trên đất dùng làm đường cho xuồng ra vô.
Được biết, gia đình ông Đức và gia đình bà Hoa tranh chấp với nhau từ năm 2012. Cụ thể là, vì nhằm để cải thiện đời sống, năm 2012 con trai ông Đức là Doãn Ngọc Anh có múc ao để nuôi tôm, thì hộ gia đình ông Bình ở bên cạnh đã ra sức ngăn cản.
Cán bộ xã có vào cuộc giải quyết, cắm ranh nhiều lần, hiện đến nay trụ đá vẫn còn. Đến năm 2013, ông đào một ao tôm sát sông Cửa Lớn và không làm lấn vào kênh culê. Và cũng từ thời gian này, gia đình ông Đức sinh sống, canh tác ổn định, không hề có chuyện mâu thuẫn nào xảy ra.
"Vậy mà đến năm 2020 thì ông Bình và bà Hoa lại kiện gia đình tôi. Họ nói gia đình tôi lấn ranh là không đúng nên tôi không đồng ý, tôi phản bác", ông Đức phản ánh.
Được biết thêm, trước đây dân cư địa phương này sống với nhau chan hòa, đoàn kết. Tuy nhiên kể từ khi ông Bình, bà Hoa phát đơn khởi kiện thì tình làng nghĩa xóm khu vực này đã có diễn biến tiêu cực hơn.
Thua kiện nhưng không hiểu vì sao
Theo ông Đức, tại phiên tòa, tòa án đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Bình. Theo đó, buộc ông Đức và bà Vũ Thị Bê (vợ ông Đức) giao trả lại cho ông Bình diện tích tranh chấp qua đo đạc bằng 1.233,5m2.
Nhận định của tòa án cho rằng, theo hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Bình diện tích 47.367,4m2 vào năm 2012. Còn cấp cho ông Đức diện tích 25.895,4m2 vào năm 2010.
Cũng theo tòa án, qua đo đạc thì diện tích đất của ông Bình là 45.183,9m2, tức thiếu 2.183,5m2, đấy là chưa kể đất dính tranh chấp 1.233,5m2. Còn diện tích đất của ông Đức là 26.486,2m2, tức dư 590,8m2, và chưa tính diện tích đất tranh chấp 1.233,5m2.
Dựa vào điều này, tòa án đã quy chụp và cho rằng ông Đức đã chiếm đất của ông Bình. Chưa kể, toà án còn cho rằng ông Đức có tranh chấp với một hộ dân khác là ông Nguyễn Văn Trưởng với diện tích đất là 364,2m2.
Đáng nói ở chỗ, dù tòa án phán xét như thế, nhưng cũng chính tòa án lại thừa nhận là theo kết quả của Trung tâm Kỹ thuật - Công nghệ - Quan trắc - Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau thì cơ quan đo đạc cũng không xác định được phần đất tranh chấp nằm ở thửa nào, do ai đứng tên.
Ngoài ra, ngay cả ông Bình dù kiện ông Đức, nhưng ông Bình cũng thừa nhận là không các định được phần đất của ông Bình có chiều ngang bao nhiêu mét, chiều dài bao nhiêu mét. Cũng như không hề có hồ sơ chứng cứ chứng minh được phần đất tranh chấp là thuộc về ông Bình...
Mặc dù vậy, bỏ qua những điều nghịch lý và khó hiểu ấy, tòa án nhân dân huyện Năm Căn vẫn xét xử phần thắng thuộc về ông Bình, còn ông Đức thua kiện.
Ông Đức than thở: "Tôi vẫn không hiểu vì sao tòa án dựa vào đâu lại phán quyết một quyết định bất lợi cho tôi như vậy. Đất của tôi canh tác ổn định mấy chục năm, không vướng tranh chấp gì. Vậy mà giờ đùng một cái, ông Bình đi kiện, rồi tôi bị thua kiện luôn".
Chia sẻ với phóng viên, ông Đức cho rằng bản thân ông và gia đình ông không hề sai trong vụ việc này, thế nên không thể chấp thuận một bản án vô lý như quyết định của tòa án được.
Bởi lẽ khi mua bán với ông Hoàng Anh, đã mua đất có giấy tờ rõ ràng, và chính quyền địa phương có cử người xuống đo đạc cắm mốc. "Địa phương đo tới đâu cắm trụ ở đấy thì gia đình tôi cứ thực hiện theo địa phương từ đấy năm đến nay. Không hề có chuyện xê dịch được", ông Đức nói.
Cũng theo ông Đức, việc tòa án nhận định đất ông Bình thiếu thì đo qua đất tôi dư và bắt tôi phải đưa cho ông Bình là một điều hết sức phi lý và rất thiệt thòi cho gia đình ông.
"Ngoài ra, tòa án đã sai và không có căn cứ khi cho rằng gia đình tôi có tranh chấp với ông Trưởng. Không hề có chuyện này. Tôi ở đây bao nhiêu năm chỉ có vợ chồng ông Bình và bà Hoa là kiện cáo tranh chấp. Ngoài ra không ai kiện tôi cả. Nên tòa không thể nói sai sự thật là ông Trưởng tranh chấp với tôi", ông Đức bức xúc.
Tiếp xúc với nhóm phóng viên, ông Trưởng cũng tỏ ra bất ngờ khi nghe thông tin tòa án cho rằng gia đình ông Đức có tranh chấp với ông. Ông Trưởng cho biết: "Gia đình tôi sinh sống đây lâu rồi, đất có sổ đỏ, cứ dựa theo sổ chứ tranh chấp làm gì. Có cột mốc rõ ràng rồi. Đâu có mất cái gì đâu mà tranh chấp. Tôi khẳng định gia đình tôi không tranh chấp với ông Đức gì cả. Tòa đã nói không đúng", gia đình ông Trưởng cho biết.
Ông Đức chia sẻ: "Nếu tòa án cho rằng quyền sử dụng đất trước đây cấp đồng loạt giấy tờ như vậy không đo đạc vì thế không chính xác. Vậy thì thử hỏi vào năm 2010 UBND huyện Năm Căn cấp quyền sử dụng đất số BB 411960 thể hiện diện tích 25,895,4 m2 thửa đất 78 tờ bản đồ số 23 là đúng hay không? Cũng như dựa vào cái gì để có con số 25,895,4 m2? Và tòa cho là số liệu trong quyền sử dụng đất của ông Bình bị mất đi, vậy tại sao tòa không nghĩ rằng trong quyền sử dụng đất của tôi cũng bị thiệt hại?".
Cũng theo người đàn ông khắc khổ này thì: "Kể từ khi nghe phán quyết của tòa án, khi nghe thẩm phán đọc xong bản án bố mẹ tôi ngất luôn mẹ tôi vì thế mà đã suy xụp và đổ bệnh. Còn vợ tôi thì cũng bị gia đình bà Hoa đánh đập hoài .
Có thời điểm vợ tôi vừa sinh con xong còn yếu ớt, đang hái rau ngoài vườn thì bị bà hoa đánh đến nỗi ngất đi. Nhưng báo chính quyền địa phương cũng không đến. Tôi thật sự buồn lắm. Vì tôi không sai. Tôi mong tòa án xử lại để công bằng đến với gia đình tôi", ông Đức nói.
Một người dân địa phương nói: "Nếu từ ban đầu đo đạt và cấp quyền sử dụng đất, địa phương làm chặt chẽ hơn thì bà con nông dân đỡ khổ hơn, đỡ vướng vào những tranh chấp như giữa ông Bình và ông Đức".
Được biết, gia đình ông Đức đã quyết định gởi đơn kháng cáo lên tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau. Chúng tôi sẽ thông tin tiếp theo mời bạn đọc đón theo dõi.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.