Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 22 tháng 8 năm 2018 | 22:20

“Đầu độc” người dân, phạt Công ty RTD hơn 600 triệu đồng

Với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, Công ty cổ phần phát triển công nghệ nông (Công ty RTD) ở xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên bị Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang xử phạt 641 triệu đồng.

1.jpg
3.jpg
Công ty cổ phần phát triển công nghệ nông (Công ty RTD) bị Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang xử phạt Với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường

Cụ thể, ngày 16/8/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định số 1261/QĐ-XP xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường (BVMT) đối với Công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn tại địa chỉ xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

Theo đó, Công ty cổ phần phát triển công nghệ nông xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10m3/ngày đến dưới 20m3/ngày tại dự án thôn Đồng Chòi, xã Long Sơn, huyện Sơn Động “nước thải chăn nuôi của Công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn lấy tại điểm xả nước thải từ bể biogas thải ra môi trường có thông số BOD5 vượt 1,06 lần.

COD vượt 1,01 lần, tổng chất rắn lơ lửng vượt 2,56 lần, tổng coliform vượt 920 lần so với giá trị Cmax cột B QCVN 62-MT:2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi, lưu lượng nước thải là 18m3/ngày”; quy định tại điểm c khoản 6 Điều 13 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT.

Xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20m3/ngày đến dưới 40m3/ngày tại dự án thôn Đẫng, xã Long Sơn, huyện Sơn Động “nước thải chăn nuôi của Công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn lấy tại điểm xả nước thải từ hồ chứa thải ra môi trường có thông số BOD5 vượt 2,79 lần, COD vượt 2,67 lần, tổng coliform vượt 920 lần so với giá trị Cmax cột B QCVN 62-MT:2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi, lưu lượng nước thải là 18m3/ngày”; quy định tại điểm d khoản 6 Điều 13 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT.

2.jpg

 

Với các hành vi vi phạm nói trên Công ty cổ phần phát triển công nghệ nông bị xử phạt chính 641 triệu đồng.

Cùng với đó, buộc Công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn phải chấm dứt ngay các hành vi vi phạm nêu trên; thực hiện lắp đặt, vận hành hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi đảm bảo nước thải được xử lý theo quy định trước khi thải ra môi trường.

Trước đó, từ đêm 16 và sang cả ngày 17/8, hàng trăm người dân thôn Đẫng, xã Long Sơn, Sơn Động (Bắc Giang) tập trung tại khu vực chăn nuôi của Công ty cổ phần Phát triển công nghệ nông thôn để ngăn chặn xe ô tô của công ty này nhập lợn giống, phản đối Công ty gây ô nhiễm môi trường.

Được biết, Công ty cổ phần Phát triển công nghệ nông thôn đầu tư dự án “Xây dựng khu liên hợp trang trại chăn nuôi, giết mổ, chế biến lợn và bò thịt hàng hóa chất lượng cao” ở thôn Đẫng, xã Long Sơn. Khi đi vào chăn nuôi lợn gần như ngay lập tức xuất hiện tình trạng ô nhiễm môi trường.

Điều đáng nói là khi người dân phản ứng thì lãnh đạo Công ty dùng chiêu “cam kết giải quyết”. Tuy nhiên, vi phạm của công ty diễn ra càng nhiều hơn về bảo vệ môi trường khiến người dân bức xúc, các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang vào cuộc xử phạt hành chính.

Ngày 15/8, ông Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã ký Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH một thành viên chăn nuôi Hòa Phát Bắc Giang, có địa chỉ tại thôn Bầu, xã Long Sơn, huyện Sơn Động, do ông Hà Duy Quân làm giám đốc.

Công ty Hòa Phát Bắc Giang đã có hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 lần đến dưới 03 lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 100m3/ngày (24h) đến dưới 200m3/ngày (24h). Số tiền bị xử phạt cho hành vi này là 240 triệu đồng.

image001.png

 

page-1.jpg

Tổng số tiền Công ty Hòa Phát Bắc Giang bị UBND tỉnh Bắc Giang phạt là 312 triệu đồng.

  Quyết định xử phạt vi phạm hành chính nói rõ, nước thải chăn nuôi lấy tại điểm xả nước thải từ hồ chứa nước thải của Công ty Hòa Phát Bắc Giang ra sông Bè của hệ thống xử lý module 5, 6 có thông số BOD5 vượt 2.57 lần, thông số COD vượt 2.44 lần, so với giá trị cột B tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải chăn nuôi QCVN 62 - MT:2016/BTNMT.

Không dừng lại ở đó, Công ty Hòa Phát Bắc Giang còn bị phạt 75 triệu đồng về hành vi xả thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải đối với thông số COD vượt 2,44 lần.

Tổng số tiền Công ty Hòa Phát Bắc Giang bị UBND tỉnh Bắc Giang phạt là 312 triệu đồng.

Như vậy, chỉ trong 2 ngày (15 và 16/8), Công ty TNHH một thành viên chăn nuôi Hòa Phát Bắc Giang và Công ty cổ phần phát triển công nghệ nông nuôi lợn trên địa bàn xã  Long Sơn, Sơn Động, Bắc Giang bị xử phạt vi phạm hành chính số tiền 953 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường.

 

 

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top