Ngay sau khi chủ đầu tư cho công bố kết quả trúng thầu gói thầu XD21, nhiều doanh nghiệp tỏ ra nghi ngờ về tính khách quan, không đảm bảo minh bạch trong công tác đấu thầu.
Gói thầu XD21 là gói thầu lớn, nhằm thi công kênh chính và các công trình trên kênh chính đoạn km6+269,8 – km9+ 108,34 thuộc hợp phần hệ thống kênh Bắc Sông Chu- Nam Sông Mã – Dự án hồ chứa nước Cửa Đạt, tỉnh Thanh Hóa, do Bộ NN&PTNT làm chủ đầu tư và Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy Lợi 3 (Ban 3) làm đại diện chủ đầu tư. Gói này được tổ chức đấu thầu hạn chế theo thủ tục lựa chọn danh sách ngắn.
Sau khi gói thầu được công bố, các nhà thầu đã đăng ký tham gia và được chủ đầu tư phê duyệt trong danh sách ngắn, đồng thời đã được đăng tải trên Báo Đầu thầu số 226 ngày 12/11/2014. Có 4 nhà thầu được đăng tải, trong đó gồm: Công ty cổ phần Xây dựng Minh Anh; Công ty cổ phần Xây dựng Thủy Lợi 1; Liên danh Tổng Công ty Xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa- CTCP và Công ty cổ phần Cơ điện & Xây dựng Việt Nam; Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Quốc tế Đông Á và Công ty cổ phần Xây dựng Thủy Lợi 1 Nghệ An.
Công văn của Công ty NN&PTNT Thanh Hoá- Công ty CP gửi Ban 3 về việc thay đổi tư cách nhà thầu
Ngày 02/12/2014, các nhà thầu tiến hành nộp hồ sơ dự thầu tại Ban 3 có địa chỉ ở Thanh Hóa. Đến thời điểm đóng thầu, bên mời thầu tiến hành đóng thầu. Kết quả đóng thầu gồm 4 hồ sơ dự thầu và tiến hành mở thầu bình thường. Theo đó hồ sơ dự thầu gồm các nhà thầu: Công ty cổ phần xây dựng Minh Anh; Công ty cổ phần xây dựng Thủy Lợi 1; Tổng Công ty Xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa- CTCP; Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Quốc tế Đông Á và Công ty cổ phần Xây dựng Thủy Lợi 1 Nghệ An.
Sự việc không có gì đáng nói nếu như tại thời điểm đóng thầu, mở thầu, các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn đã được phê duyệt, đăng tải công khai trên Báo Đấu thầu không có gì thay đổi. Thế nhưng, thay vì là nhà thầu Liên danh Tổng Công ty Xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa- CTCP và Công ty cổ phần Cơ điện & Xây dựng Việt Nam” thì Hồ sơ tham gia dự thầu được thay vào nhà thầu độc lập, đó là Tổng Công ty Xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa- CTCP.
Ban 3 đã chấp thuận thay đổi tư cách của công ty NN&PTNT Thanh Hoá- Công ty CP
Nhận thấy sự việc có dấu hiệu bất thường, đã có nhà thầu đến hỏi trực tiếp Ban 3 thì mới hay, nhà thầu Liên danh Tổng Công ty Xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa- CTCP và Công ty cổ phần Cơ điện & Xây dựng Việt Nam” không tiếp tục tham gia dự thầu gói thầu XD21. Đến ngày 17/11/2014, Tổng Công ty Xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa- CTCP đã có công văn xin thay đổi tư cách tên nhà thầu dự thầu gói XD21 và đã được Ban 3 chấp thuận tại Công văn số 419 CV/QLĐT ngày 27/11/2014.
“Điều bất thường ở đây là việc thay đổi tên nhà thầu dự thầu gói thầu XD21 không hề được đăng tải hoặc đính chính thông tin trên mạng đấu thầu quốc gia hay Báo Đấu thầu. Bên cạnh đó cũng không có bất kỳ một thông báo nào từ phía Ban 3 gửi đến các nhà thầu tham gia dự thầu để biết về việc thay đổi trên. Điều này là không hợp lệ và không đủ tư cách để tham gia dự thầu gói thầu số XD21. Thế nhưng không hiểu vì sao Ban 3 vẫn “bí mật” chấp thuận cho Tổng Công ty Xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh hóa- CTCP tiếp tục được tham gia dự gói thầu trên. Phải chăng đó là nhằm tạo ưu thế đặc biệt, bất ngờ cho nhà thầu này mà tước đi cơ hội và quyền cạnh tranh lành mạnh, công bằng của các nhà thầu khác?”, một nhà thầu thẳng thắn bày tỏ.
Ngay khi các nhà thầu khác đang quan tâm đến tính hợp lệ việc Tổng Công ty Xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa- CTCP thay đổi tư cách thì mới đây Ban 3 đã cho công bố danh sách trúng thầu. Theo đó, nhà thầu trúng thầu gói XD21 không ai khác chính là Tổng Công ty Xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa- CTCP.
Với sự việc trên, dư luận đặt câu hỏi, liệu có khuất tất gì trong công tác đấu thầu? Việc thay đổi tư cách nhà thầu độc lập như Tổng Công ty Xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa- CTCP có thực sự hợp lệ?
Lê Hoàng (KDPL)
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.