Thời gian qua, hoạt động tín dụng đen (TDĐ), cho vay lãi suất cao bất hợp pháp đã và đang trở thành vấn nạn của xã hội, len lỏi từ vùng nông thôn đến thành thị, gây ra nhiều thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp, gây mất an ninh trật tự xã hội.
Và dù đã áp dụng nhiều biện pháp xử lý hoạt động TDĐ, nhưng người dân cho rằng, chế tài chưa đủ sức răn đe.
Chế tài xử lý chưa đủ mạnh
Ông Hà Huy Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đưa ra nguyên nhân khiến tín dụng đen nở rộ: Một, nhu cầu vay tín dụng của người dân là có thật và rất lớn. TDĐ đang tồn tại theo nhu cầu, vay khá nhanh gọn, không khắt khe. Hai, có tình trạng một số cá nhân, doanh nghiệp sử dụng nguồn vay từ TDĐ để trả nợ ngân hàng. Ba, sự phát triển công nghệ thông tin khiến cho cách tiếp cận giữa các bên có nhu cầu càng trở nên thuận tiện. Bốn, nhiều người dân, doanh nghiệp có tiền nhưng không muốn gửi ngân hàng mà cho vay bên ngoài lấy lãi suất cao hơn.
TDĐ là hình thức cho vay tiền, tài sản có giá trị nằm ngoài các quy định của pháp luật. Đa phần bên vay và cho vay thỏa thuận miệng hoặc có giấy tờ nhưng không đúng quy định, lãi suất hai bên tự thương lượng nên rất cao. Việc hoàn trả vốn được tính thời hạn từng tháng, nếu người vay không hoàn trả đúng thời hạn thì tiền lãi sẽ được cộng trực tiếp vào tiền gốc để tính lãi phát sinh trong thời gian tiếp theo. Cứ thế, lãi mẹ đẻ lãi con, phần lãi này nhanh chóng hút cạn tài chính của người vay, làm họ không còn khả năng trả nợ.
Trong khi đó, chế tài xử lý vấn nạn TDĐ chưa đủ sức răn đe. Cụ thể, khung hình phạt tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo Điều 201, Bộ luật Hình sự 2015: Phạt tiền từ 50.000.000 - 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 - 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 - 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm.
Theo quy định tại Điều 201 - Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, có hiệu lực ngày 01/01/2018, quy định cho vay lãi suất gấp 5 lần mức lãi suất cao nhất của Bộ luật Dân sự và mức thu lợi bất chính từ 30-100 triệu đồng thì bị phạt tiền từ 50-200 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
Như vậy, vay 50 triệu đồng lãi suất 20% tháng trả 2 tháng cả gốc và lãi 70 triệu đồng vẫn chưa đủ căn cứ để xử lý hình sự, trong khi chưa có quy định xử lý hành chính về hành vi này.
Trong khi đó, trách nhiệm của ngành Công an chưa được quy định rõ và nếu những cơ sở này có vi phạm nhưng không đến mức phải xử lý hình sự thì lực lượng Công an lại không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Do vậy, để bài trừ hoạt động TDĐ ra khỏi xã hội, các cơ quan chức cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật, tăng khung hình phạt về hình sự, hành chính đối với hình thức kinh doanh này.
Đơn giản hóa thủ tục cho vay tại ngân hàng
Theo ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng Nhà nước phải yêu cầu các tổ chức tín dụng triển khai các sản phẩm, dịch vụ tín dụng đến các chợ cấp 1, cấp 2… nhằm giúp người dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn chính thống, thủ tục không phiền hà, từ đó góp phần hạn chế được vấn nạn tín dụng đen len lỏi trong dân chúng.
Hỗ trợ kịp thời nhu cầu vay vốn cho người có thu nhập thấp, người nghèo không có tài sản giá trị để thế chấp. Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở cần sâu sát hội viên, đoàn viên, kịp thời phát hiện và có biện pháp hỗ trợ những người, những hộ hoàn cảnh khó khăn để có sự trợ giúp kịp thời để họ không rơi vào vòng xoáy của tín dụng đen.
Để ngăn ngừa hoạt động tín dụng đen, việc nỗ lực thúc đẩy sự phát triển của thị trường cho vay cũng là giải pháp hết sức quan trọng. Theo đó, cần tăng cường, đẩy mạnh sự phát triển của tín dụng ngân hàng, tín dụng tài chính, tín dụng hợp pháp giúp chiếm lại thị phần của TDĐ, hạn chế tình trạng cho vay lãi nặng.
Một điều đáng lưu ý, thủ tục, quy định trong việc cho vay vốn của ngân hàng còn rườm rà, phức tạp. Trong khi đó, thủ đoạn của các đối tượng cho vay TDĐ tiếp cận khách hàng rất nhanh, thủ tục ngắn gọn, đơn giản. Chính vì vậy, hệ thống ngân hàng cần đơn giản hóa thủ tục vay vốn nhưng vẫn đảm bảo với quy định của pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay, nhất là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần giảm nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn.
Bên cạnh đó, các địa phương cần kiểm soát chặt chẽ, nhất quán và liên tục từ khâu cấp phép và hoạt động của các công ty có dấu hiệu cho vay bất hợp pháp, tăng cường công tác tuyên truyền về tác hại TDĐ để người dân có cái nhìn tổng quát về hoạt động này. TDĐ chỉ có thể được đẩy lùi khi dân trí được nâng cao.
Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam Dương Quyết Thắng đề nghị sửa nghị định của Chính phủ theo hướng nâng mức lãi suất cho vay với hộ thoát nghèo để ngân hàng bảo đảm nguồn lực thực hiện, đồng thời góp phần không để cho hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo dính tới TDĐ.
Ông Thắng cũng đề nghị Bộ Tài chính sớm trình Thủ tướng Chính phủ quyết định nâng mức hỗ trợ cho vay đối với học sinh, sinh viên từ mức 1,5 triệu đồng/tháng lên 2,5 triệu đồng/tháng.
Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp
TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, cho rằng, đối với Việt Nam, để ngăn chặn TDĐ, cần có giải pháp đồng bộ từ nhiều bộ, ngành, cơ quan chức năng có liên quan, không chỉ riêng của ngành ngân hàng hay công an. Giải pháp quan trọng đầu tiên là tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng của người dân, doanh nghiệp; thực hiện tốt quy định của Chính phủ về tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển tài chính số, ngân hàng số…
Đồng thời, phải tăng cường giáo dục tài chính, nâng cao hiểu biết của người dân về các dịch vụ, giúp họ tìm đến tín dụng phi chính thức (nguồn vay có thể là bạn bè, người thân trong gia đình, tổ chức tài chính vi mô) thay vì TDĐ. Ngoài ra, hạn chế tội phạm liên quan cho vay nặng lãi, hoàn thiện hệ thống pháp luật, điều này cần sự phối hợp của các cơ quan bộ ngành liên quan.
“TDĐ đã và đang tồn tại, ẩn nấp dưới nhiều hình thức. Hiện nay, tình trạng các băng nhóm kinh doanh TDĐ, đòi nợ thuê cho các tổ chức TDĐ, núp dưới danh nghĩa các công ty, cửa hàng cầm đồ, bảo vệ. Nó làm gia tăng tỷ lệ về các vụ án như cưỡng đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bắt cóc, giết người… gây hoang mang dư luận, mất trật tự, an toàn xã hội. Để đòi được nợ, các đối tượng tìm cách xiết nợ, sử dụng công nghệ, tìm điểm yếu để ép buộc con nợ thanh toán tiền gốc và lãi. Tuy nhiên, xét về các hệ lụy, đây là tội phạm hết sức nghiêm trọng, gây nguy hại lớn cho xã hội.
“Điều 201 Bộ luật Hình sự hiện hành quy định về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, tuy nhiên vẫn chưa đủ sức răn đe. Vì vậy, trước hết cần sớm phát hiện xử lý, ngăn chặn từ đầu những băng nhóm tín dụng đen, đồng thời, áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Chế tài hình sự cần chỉ rõ đối với các trường hợp sau khi đã bị xử phạt vi phạm hành chính sẽ ra sao, việc áp dụng Bộ luật Hình sự như thế nào? Đặc biệt, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao cần có văn bản giải thích cụ thể về vấn đề này”, luật sư Nguyễn Đào Tơ, Trưởng Văn phòng Luật sư Hoàng Huy, chia sẻ.
Theo Đại tá Phạm Văn Tám, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an), để giải quyết hiệu quả tình trạng TDĐ, Bộ Công an đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về tăng cường giải quyết vấn đề TDĐ và tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến TDĐ, trong đó giao trách nhiệm cụ thể cho Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành chức năng.
Trong đó, Ngân hàng cần mở rộng, đa dạng các loại hình cho vay, có các gói, khoản vay ưu đãi nhất là vay học đường, xoá đói giảm nghèo; đẩy mạnh thu hút nguồn tiền, vàng, ngoại tệ nhàn rỗi trong dân để huy động tối đa nguồn vốn, phục vụ người dân.
Bộ Công an chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật và thủ đoạn, phương thức hoạt động, tác hại của TDĐ để nâng cao ý thức cảnh giác của người dân, doanh nghiệp. Chủ động nắm tình hình, điều tra, xử lý các loại tội phạm, nhất là tội phạm liên quan đến hoạt động TDĐ. Phối hợp với các cơ quan tư pháp trong chỉ đạo, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến TDĐ.
“Cơ quan chức năng cần kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn, khắc phục khó khăn, vướng mắc trong hoạt động điều tra, xử lý tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” và một số tội danh có liên quan”, Đại tá Phạm Văn Tám nhấn mạnh.
Theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thoản thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn nêu trên thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. |
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.