Mấy ngày qua, một clip về cảnh Trưởng Công an xã Quảng Điền, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk đập phá đồ đạc khi giải tỏa vỉa hè của xã, lan tràn rất nhanh trên mạng xã hội và nhiều trang báo điện tử. Dư luận cho rằng, hành vi như trong llip là vô văn hóa, cần được xử lý thỏa đáng, tránh mang tiếng xấu cho chính những người làm cán bộ công chức, xây dựng phong cách ứng xử văn minh trong khi thi hành công vụ.
Chiều ngày 4/10, lãnh đạo huyện Krông Ana, cho biết đã chỉ đạo Phòng Nội vụ làm việc với UBND xã Quảng Điền và những cá nhân liên quan để xác minh ,tùy mức độ vi phạm có biện pháp chấn chỉnh xử lý phù hợp. Bởi một chủ trương đúng nhưng cách làm sai cũng sẽ để lại hậu quả.
Người dân ở chợ Điện Bàn, xã Quảng Điền xác nhận rằng, người có hành vi quăng ghế, đá xô chậu, tôm cá… trong clip, đúng là ông Lê Tấn Thịnh, Trưởng Công an xã Quảng Điền. Bà con ở đây đồng ý với dư luận chung rằng, hành vi của ông Lê Tấn Thịnh, một cán bộ nhà nước, như vậy là không đẹp, phản cảm. Tuy nhiên là một người trực tiếp chứng kiến sự việc, bà Lưu Thị Mỹ Linh, một tiểu thương ở chợ cho rằng, hành động là sai nhưng cũng có lý do để phần nào thông cảm cho ông Thịnh, chia sẻ: “Nói chung là không đúng nhưng họ có lý do của họ. Họ dẹp vỉa hè nhiều lần rồi chứ không phải một lần. Tôi cũng như người dân ở đây kiến nghị các cấp là phải dẹp những người bán chiếm lòng lề đường vào trong chợ vì vào trong này chúng tôi phải đóng tiền này tiền kia, còn ngồi ngoài kia không phải đóng một thứ tiền gì hết, họ ở đâu tới không đóng thuế ngồi ngoài đó buôn vẫn được. Nói chung là một phần do dân của mình, một phần do cán bộ, hành động của cán bộ này không tốt lắm cũng do cán bộ bức xúc nữa.”
Khu vực nơi xảy ra vụ việc trưởng công an xã đá quăng ghế của người dân
Chợ Điện Bàn được xây dựng năm 2013, có khoảng 200 sạp hàng, trên nền chợ tạm đã có hàng chục năm trước. Tuy nhiên hiện chỉ có khoảng 2/3 số sạp có người sử dụng, bán đầy đủ các mặt hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân, số còn lại bỏ trống. Bên ngoài người mua kẻ bán tấp nập, tràn cả ra đường tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông. Chính quyền đã nhiều lần tổ chức các đợt vận động tuyên truyền, thậm chí cưỡng chế để dẹp bỏ tình trạng này nhưng người dân vẫn không chấp hành. Trong phiên chợ ngày 3/10, một người bán cá ở đây, thậm chí còn chống đối bằng cách dọa trút cả xô cá lên đầu trưởng công an xã, khi ông này làm nhiệm vụ giải tỏa lòng đường, khiến phát sinh sự việc như trong clip. Bà Nguyễn Thị Đào, tiểu thương ở chợ Điện Bàn, xã Quảng Điền, huyện Krông Ana cho rằng, sẽ rất sai lầm nếu dư luận chỉ tập trung ném đá hành vi thiếu văn hóa của công Thịnh, bởi điều này có thể tạo ra cái cớ để việc họp chợ dưới lòng đường tiếp tục kéo dài: “Nhiều lần xã vận động mấy người kia vào chợ nhưng họ không vào, có chỗ ngồi nhưng không chịu ngồi. Ở ngoài đó mất trật tự, xe cộ đông, học sinh đi lại không được, người dân đi lại cũng khó. Mỗi lần bảo người ta vô. Do dân tạo ra chứ không phải do mấy người trên xã, việc người ta người ta phải làm. Chợ đó bỏ không như vậy mà không ai chịu vô ngồi hết trơn.”
Về phía chính quyền địa phương, ông Võ Vinh, Chủ tịch UBND xã Quảng Điền, huyện Krông Ana, cho biết, xã đã nắm được sự việc ngay sau clip cán bộ đập phá đồ của dân, được truyền đi trên mạng. Xã cũng đã nghiêm túc kiểm điểm đối với cá nhân trưởng công an xã và rút kinh nghiệm với những cán bộ công chức khác. Ông Võ Vinh, chia sẻ: “Việc làm và mục đích hoàn toàn phù hợp với chủ trương, tuy nhiên cách ứng xử của cán bộ như vậy không phù hợp vấn đề căn cứ vào các quy định đối với cán bộ công chức để có biện pháp phù hợp để làm gương cho các cán bộ công chức khác. Còn trong thời gian sắp tới chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm chấn chỉnh lại việc này đối với cán bộ công chức để cán bộ công chức có cách ứng xử với người dân. Ngoài ra, phải quyết liệt chỉ đạo về vấn đề an toàn giao thông, kiên quyết xử lý các trường hợp lấn chiếm lòng lề đường.”/.
Quốc Hùng - Duy Hòa
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.