Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 16 tháng 2 năm 2009 | 2:5

Đâu rồi vườn nhãn Bạc Liêu?

Tại ấp Chòm Xoài, có vườn nhãn của gia đình ông Trương Kiết (hậu duệ đời thứ ba của ông Trương Hưng) rộng đến 3ha, lớn nhất xã Hiệp Thành. Tại đây có một cây nhãn do ông Trương Hưng trồng đầu tiên, giờ trở thành cây nhãn cổ thụ, gốc to 2 người ôm không xuể. Ông Trương Kiết xem cây nhãn này như báu vật, hàng ngày ra vào chăm sóc chu đáo. Trước đây, cây nhãn chỉ sống nhờ vào nước mưa nhưng vẫn xanh tốt và ra hoa kết trái. Từ năm 1965 đến nay, người dân Hiệp Thành làm được hệ thống nước tưới bằng giếng khoan, từ đó chủ động lịch thời vụ cho nhãn ra trái sớm. Ước tính, trung bình 1 cây nhãn cổ có thể cho 300-400kg quả/vụ. Những năm nhãn được giá, nhiều hộ dân có mức thu nhập hàng chục triệu đồng/năm, thậm chí có hộ đạt cả trăm triệu đồng.

Tuy nhiên, vườn nhãn cổ đang có nguy cơ biến mất. Bà Quách Thị Hân ở ấp Xiêm Cán (xã Vĩnh Trạch Đông) cho biết: “Mấy năm gần đây, giá nhãn trên thị trường liên tục rớt. Trong khi đó, cây bị già cỗi, thoái hóa, giống lẫn tạp, thường xuyên bị sâu bệnh tấn công nên năng suất giảm đáng kể. Hiệu quả kinh tế thấp nên hàng loạt nhà vườn đốn bỏ nhãn để chuyển sang trồng các loại cây khác, hoặc trồng các loại nhãn mới như xuồng cơm vàng, tiêu da bò... vừa cho năng suất cao, vừa quay vòng nhanh. Ngay cả vườn nhãn cổ của ông Trương Kiết cũng đã phá bỏ hơn 50% diện tích”.

Mấy năm gần đây, khoảng 15 hộ ở Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông đã tự thiết kế lại vườn nhãn cổ, lập điểm du lịch, mở ra hướng đi mới. Chính vì vậy, việc khôi phục và giữ lại vườn nhãn cổ Bạc Liêu đang là vấn đề cấp bách cần được các ngành chức năng đặc biệt quan tâm.

Phương Nghi

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top