Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 15 tháng 12 năm 2017 | 9:44

Đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết 2018

Mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực - Trưởng BCĐ 389 quốc gia Trương Hòa Bình ban hành Kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.

Dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 dự báo hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng biến phức tạp, ảnh hưởng xấu đến tình hình thị trường, sức khỏe, quyền lợi người dân, an ninh, an toàn xã hội.

Để chủ động kiểm soát tình hình, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng, Kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 nhằm tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, đảm bảo phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng cấm. 

Bộ Công Thương chuyển hồ sơ vụ Khaisilk cho cơ quan Cảnh sát

Các bộ, ngành, địa phương, theo chức năng, nhiệm vụ, địa bàn và lĩnh vực quản lý có trách nhiệm tăng cường chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng nắm vững diễn biến tình hình, chủ động tổ chức lực lượng, phương tiện nghiệp vụ, triển khai đồng bộ các biện pháp để kiểm soát chặt chẽ, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng cấm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.

Theo đó, Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác chỉ đạo các lực lượng chức năng đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, nhất là tại các tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Các cơ quan, đơn vị chức năng các cấp tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại các tuyến, địa bàn, lĩnh vực quản lý…

Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phân bón giả

Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại hàng giả Quốc gia chỉ đạo tập trung thanh tra, kiểm tra, điều tra, xác minh làm rõ các vụ việc phức tạp, nổi cộm để chấn chỉnh, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.

Theo kế hoạch, sẽ thanh tra, kiểm tra, rà soát toàn diện trên phạm vi toàn quốc về công tác cấp phép, sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh; công tác kiểm nghiệm, kiểm định, thử nghiệm, công bố hợp quy, hợp chuẩn; việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, tái kiểm theo thẩm quyền của các cơ quan, đơn vị chức năng đối với phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Đồng thời, tổng kiểm tra, rà soát tất cả các doanh nghiệp, cơ sở, cá nhân sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; xác định những doanh nghiệp chấp hành đúng pháp luật, những doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm; tổng hợp, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật nhằm khắc phục những bất cập, sở hở và hoàn thiện cơ sở pháp lý quản lý nhà nước về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Thường xuyên cập nhật thông tin, tổ chức tuyên truyền để các doanh nghiệp, cơ sở, cá nhân nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, không sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh và không sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.

Tổng hợp, phân tích, đánh giá đúng thực trạng việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; những khó khăn, vướng mắc, bất cập và nguyên nhân để tham mưu về chủ trương, giải pháp phát triển bền vững thị trường phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong thời gian tới.

Kế hoạch cũng giao cụ thể nhiệm vụ của các Bộ, ngành, cơ quan chức năng ở trung ương và địa phương trong công tác phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng.

Bộ Công Thương chuyển hồ sơ vụ Khaisilk cho cơ quan Cảnh sát

Ngày 11/12/2017, Bộ Công Thương đã ban hành Kết luận kiểm tra đối với Công ty TNHH Khải Đức.

Theo đó, kết quả cho thấy, theo thống kê của Tổng cục Hải Quan, trong giai đoạn 2006 - 2009, Công ty có NK các sản phẩm thời trang từ Trung Quốc và Thái Lan. Tuy nhiên, giai đoạn từ 2009 đến ngày 15/10/2017, Công ty không còn thực hiện các hoạt động NK các mặt hàng thời trang. Từ năm 2012 đến nay, Công ty cũng không tiến hành hoạt động sản xuất, gia công hoặc đặt gia công các sản phẩm thời trang của DN, cơ sở sản xuất trong nước.

Công ty chủ yếu mua các thành phẩm từ các cửa hàng, hộ kinh doanh, DN khác trên thị trường về gắn một trong ba nhãn hàng hóa “Khaisilk®”, “Khaisilk cách điệu” và “Khaisilk Made in Vietnam” để kinh doanh trên thị trường.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng nêu rõ: Công ty đã có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật hình sự đối với tội buôn bán hàng giả về chất lượng. Kết quả giám định chất lượng sản phẩm dệt may đối với một số mẫu sản phẩm của Công ty cho thấy cho kết quả kiểm tra khác (không có thành phần silk) so với các thông tin công bố (trên nhãn hàng hóa) về thành phần nguyên liệu trong sản phẩm (“100% silk”).

Ngoài ra, Công ty đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quản lý thuế và quản lý hóa đơn. Cụ thể: (i) một số hóa đơn do Công ty xuất trình không hợp lệ (hóa đơn không phải do Chi cục Thuế phát hành, quản lý), một số hóa đơn kê khai không đúng tên hàng hóa; (ii) một số lượng lớn sản phẩm chênh lệch giữa số liệu chứng từ kế toán và số liệu kiểm tra thực tế tại một chi nhánh công ty. Công ty không giải trình được nguyên nhân hoặc xuất trình đầy đủ hóa đơn cho số sản phẩm này.

Bên cạnh đó, Công ty đã có dấu hiệu vi phạm các quy định pháp luật về ghi nhãn hàng hóa. Cụ thể, quá trình kiểm tra phát hiện một số sản phẩm không gắn nhãn hàng hóa theo quy định; một số sản phẩm còn lại có gắn nhãn hàng hóa nhưng ghi không đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 và Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

Công ty cũng có dấu hiệu che giấu thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác cho người tiêu dùng. Công ty cung cấp thông tin tới người tiêu dùng thông qua website với một số nội dung không chính xác. Đồng thời, Công ty đã bán các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ cùng với các sản phẩm có nguồn gốc từ Việt Nam trong cùng cửa hàng nhưng đã không giới thiệu hoặc thông tin không đầy đủ cho người tiêu dùng về xuất xứ và thành phần của các sản phẩm này.

Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị chức năng chuyển hồ sơ, vật chứng vụ Khaisilk cho Cơ quan cảnh sát điều tra xử lý theo quy định đối với các dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.

Hoàng Văn (tổng hợp)

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top