Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 1 tháng 10 năm 2016 | 5:59

Đầu tư xây dựng tuyến phố Nguyễn Đình Chiểu: Nhiều hộ dân chưa đồng thuận mức bồi thường

KTNT - Một số hộ dân tại phố Vân Hồ 2, phường Lê Đại Hành (Hà Nội) phản ánh việc Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng (BT, GPMB) quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) chưa xem xét thấu đáo quyền lợi của người có đất bị thu hồi để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến phố Nguyễn Đình Chiểu.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến phố Nguyễn Đình Chiểu sau 16 năm được phê duyệt và qua 3 lần điều chỉnh, vẫn còn gặp nhiều khó khăn ở khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến phố Nguyễn Đình Chiểu (đoạn từ phố Tô Hiến Thành đến đường Đại Cồ Việt) được UBND TP. Hà Nội phê duyệt từ năm 2000, do Ban quản lý chỉnh trang đô thị Hà Nội làm chủ đầu tư với diện tích sử dụng đất 9.018m2 (chiều dài toàn tuyến khoảng 600m, rộng 17m). Tổng mức đầu tư gần 275 tỷ đồng từ vốn ngân sách thành phố. Trong đó, chi phí xây dựng khoảng 20,8 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hơn 220 tỷ đồng.

Sau 16 năm được phê duyệt và qua 3 lần điều chỉnh, dự án bắt đầu thực hiện từ năm 2012 - 2014. Theo đó, có 67 hộ nằm trong diện GPMB, trong đó hơn 30 hộ phải thực hiện tái định cư, số còn lại chỉ bị cắt xén qua hàng rào hoặc tường bao.

Đối với phố Nguyễn Đình Chiểu được BT, hỗ trợ theo 3 mức, từ 45,05 đến 107,47 triệu đồng/m2; đường Đại Cồ Việt được BT, hỗ trợ theo 2 mức từ 41  đến 100,62 triệu đồng/m2; phố Vân Hồ 2 được bồi thường, hỗ trợ theo 4 mức từ 34,02 đến 76,76 triệu đồng/m2; phố Vân Hồ 3 có mức bồi thường là 34,02 triệu đồng/m2.

Theo phản ánh của các hộ dân, trong phương án đã công bố, Ban BT,GPMB quận xác định nguồn gốc đất của các hộ dân bị thu hồi đều là đất ở, được sử dụng ổn định, liên tục, không có tranh chấp từ trước ngày 15/10/1993 đến nay. Tuy nhiên, trong phương án áp giá đến bù thì UBND, Ban BT,GPMB quận Hai Bà Trưng lại áp dụng chi trả không đồng nhất giữa các hộ.

Tùy từng trường hợp, các hộ chỉ được chi trả đền bù từ 40-60% diện tích đất bị thu hồi, thậm chí có một số hộ còn không được bồi thường như hộ bà Chu Thị Nga, hộ ông Chu Đặng Nhân... Người dân cho rằng, căn cứ Điều 50, Luật Đất đai năm 2003; Điều 100, Luật Đất đai năm 2013 thì diện tích đất của các hộ dân trên đều là đất ở, đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhưng Ban BT,GPMB quận lại xác định cả diện tích đất đang sử dụng là đất giao thông và không BT mà chỉ hỗ trợ là chưa đúng với quy định.

Không dừng lại ở đó, người dân cho rằng, diện tích BT và giá bồi thường BT,GPMB quận Hai Bà Trưng áp dụng cho dự án trên là 76.760.000 đồng/m2 là chưa  phù hợp, thực tế giá đất trên thị trường giao động ở mức 150- 180 triệu đồng/m2. Trên cơ sở này, mong các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi đất.

Về nguồn gốc đất, theo ông Nguyễn Phú Đông, cán bộ địa chính phường Lê Đại Hành thì cơ sở để xác định nguồn gốc đất sử dụng là căn cứ theo bản đồ địa chính năm 1996 do Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cung cấp. Căn cứ vào bản đồ này, phần nào dư ra so với bản đồ năm 1996 thì đó là phần diện tích tự sử dụng trên phần đất có nguồn gốc là đất giao thông. Còn việc định giá BT  là do Ban BT,GPMB  quyết định.

Trao đổi với báo chí, bà Tạ Thị Thanh Huyền, Chủ tịch UBND phường Lê Đại Hành, cho biết, phường cùng chủ đầu tư, Ban BT,GPMB đã làm việc, ghi nhận ý kiến của các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án. Sau đó, UBND phường sẽ báo cáo và có những kiến nghị lên UBND quận Hai Bà Trưng và UBND TP. Hà Nội để đảm bảo quyền lợi cho các hộ dân.

Để đảm bảo quyền lợi cho người dân bị thu hồi đất cũng như đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, thiết nghĩ, UBND TP. Hà Nội cần giao cho các cơ quan chức năng xác minh làm rõ những nội dung người dân phản ánh, tránh tình trạng dự án bị chậm tiến độ như các năm trước.

Hoàng Văn

 

Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected].

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top