Do bức xúc với chính quyền trong quá trình thực hiện dồn điền đổi thửa (DĐĐT) làm phá vỡ mặt bằng giao thông thủy lợi, không chia hết đất 95% cho nhân dân, người dân thôn Yên Nội, xã Đồng Quang (Quốc Oai - Hà Nội) đã không gieo cấy, mới đây còn dựng lều, lập chốt để phản đối.
Người dân thôn Yên Nội lập chốt xuống đê.
Theo người dân thôn Yên Nội, vụ chiêm xuân năm 2015, người dân thôn này đã không gieo cấy lúa, ước thiệt hại khoảng 16.000 tấn. Cũng theo bà con, vụ mùa năm 2015 và có thể sang cả năm 2016, họ sẽ không nhận ruộng gieo cấy nếu xã Đồng Quang và huyện Quốc Oai không chia hết đất 95% cho người dân.
Cũng theo người dân Yên Nội, có ba nguyên nhân chính dẫn tới việc họ không nhận ruộng gieo cấy.
Thứ nhất, bà con cho rằng xã Đồng Quang chỉ giữ lại 5% đất do xã quản lý, 95% đất còn lại yêu cầu phải chia hết cho dân (ước diện tích đất 95% chưa chia hết khoảng 100 mẫu).
Thứ hai là trong quá trình thực hiện DĐĐT, xã Đồng Quang đã tự ý phá vỡ mặt bằng sản xuất. Có vị trí xã hạ ruộng, đào ao sâu tới 60-70cm, có nơi còn sâu tới gần 4m. Người dân yêu cầu san trả lại mặt bằng nhưng xã và huyện không thực hiện.
Thứ ba, trong quá trình tiến hành DĐĐT, cán bộ nào làm sai thì phải xứ lý theo đúng quy định của pháp luật. Nếu giải quyết được 3 vấn đề này, người dân sẵn sàng nhận ruộng gieo cấy.
Theo ông Nguyễn Văn Canh, Chánh văn phòng UBND huyện Quốc Oai, nguyên nhân khiến người dân thôn Yên Nội không nhận ruộng gieo cấy là do mâu thẫn giữa Ban quản trị hợp tác xã (HTX) cũ và Ban quản trị HTX mới dẫn tới kiện cáo nhau. Công an huyện đã khởi tố vụ án, toà đã xử nhưng mới đây lại kháng cáo lên Tòa án nhân dân thành phố.
Bên cạnh đó, trong quá trình DĐĐT, Ban chỉ đạo thực hiện chưa đúng quy trình, hạ mặt bằng một số diện tích sâu hơn so với quy định. Theo ông Canh, UBND huyện Quốc Oai cũng đang cân nhắc, xem xét việc chia hết đất 95% cho người dân
Cũng theo ông Canh, hiện ở Yên Nội có một số phần tử chống đối, họ còn có tâm thư vận động bà con không nhận ruộng. Huyện đã giao cho Phòng Kinh tế thuê máy về cày bừa cho bà con sản xuất và hỗ trợ 1 tấn lúa giống nhưng một số công dân cố tình đồng lõa với các phần tử cản trở việc đưa máy ra đồng. Hiện, mỗi đường nhánh xuống đê người dân đều dựng lán không cho phương tiện xuống. Huyện quyết tâm tiếp tục chỉ đạo sản xuất, lập phương án bảo vệ sản xuất.
Ông Canh cho biết, huyện Quốc Oai đang chuẩn bị công đoạn bảo vệ thi công, bảo vệ sản xuất, nếu trường hợp nào cố tình cản trở sẽ bị xử lý nghiêm minh. Quan điểm của huyện là quyết tâm xử lý nghiêm những phần tử chống đối, đồng thời tiếp tục vận động bà con sản xuất, có gì khó khăn, tồn tại sẽ cùng huyện bàn bạc tháo gỡ.
DĐĐT là chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng, Chính phủ, tuy nhiên khi triển khai, huyện Quốc Oai gặp phải sự phản ứng của người dân. Không chỉ ở thôn Yên Nội mà tại xã Cộng Hòa cũng xảy ra tình trạng tương tự. Điều đáng nói là, ở cả hai địa phương này, yêu cầu của người dân giống nhau, đó là chia hết đất 95% cho bà con.
Trước thực trạng trên, UBND TP.Hà Nội cần kiểm tra lại quy trình triển khai DĐĐT tại các xã Cộng Hòa, Đồng Quang, nếu chỗ nào thực hiện chưa đúng thì khắc phục, không nên để tình trạng người dân phản đối không nhận ruộng gieo cấy kéo dài như hiện nay.
Hoàng Văn
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.