UBND tỉnh Khánh Hòa vừa đề nghị công an điều tra việc mua bán bất động sản tại dự án đô thị sân bay Nha Trang do Tập đoàn Phúc Sơn đầu tư.
Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo gửi UBND tỉnh về việc mua bán, chuyển nhượng bất động sản liên quan đến Khu Trung tâm đô thị thương mại - Dịch vụ - Tài chính – Du lịch Nha Trang (Khu trung tâm Đô thị Nha Trang) do CTCP Tập đoàn Phúc Sơn (Tập đoàn Phúc Sơn) làm chủ đầu tư.
Khu đất này thuộc khu sân bay cũ Nha Trang - Khánh Hòa (rộng tới 186,86ha) có vị trí đắc địa ở trung tâm thành phố. Năm 2017, UBND tỉnh Khánh Hòa thu hồi lại khu đất để đối ứng cho Tập đoàn Phúc Sơn thực hiện 3 dự án BT.
Phần đất đối ứng tại sân bay Nha Trang cũ giao cho Phúc Sơn ban đầu chỉ là 20,46ha, nhưng đến đầu năm 2018 UBND tỉnh Khánh Hòa quyết định giao toàn bộ diện tích 62,3ha cho doanh nghiệp này quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, sử dụng đất để làm dự án bất động sản… Do cho rằng "dự án cấp bách" nên tỉnh Khánh Hoà đã chỉ định thầu cho Phúc Sơn mà không thông qua đấu giá.
Đến nay, khu đất sân bay Nha Trang cũ đã được xây dựng đường xá, cây xanh, đèn điện... Bên cạnh đó, khu đất rộng hàng chục hecta này đã được cắm mốc, phân lô và hàng ngày tấp nập môi giới dẫn khách hàng đến xem dự án, mua đất.
Theo tiết lộ của môi giới, do sở hữu vị trí đắc địa chỉ chỉ cách biển Nha Trang khoảng chừng vài trăm mét, giao thông thuận tiện, nhất là chủ đầu tư Tập đoàn Phúc Sơn đã phân lô, bán nền hết hàng từ lâu nên giờ môi giới cũng chỉ bán đất được mua đi bán lại, sang tay qua nhiều chủ.
Trong đợt kiểm tra vào tháng 3/2018 và báo chí phản ánh, dự án Khu đô thị Nha Trang đã được chủ đầu tư đưa vào kinh doanh, thu tiền của khách hàng khi chưa đủ điều kiện là vi phạm pháp luật về kinh doanh bất động sản.
Thực tế, từ giữa năm 2018 dự án khu đô thị Nha Trang đã được rao bán, tiếp thị tới khách hàng và hiện giá đất nền được rao bán từ 170 - 200 triệu đồng/m2, thậm chí có vị trí đẹp giá tới 200 triệu đồng/m2 cao gấp chục lần giá đất đối ứng của tỉnh Khánh Hoà tạm tính chỉ khoảng 22 triệu đồng/m2.
Đối với công trình cao tầng, chủ đầu tư đưa ra mức giá bán căn hộ chung cư vào khoảng 60 - 85 triệu đồng/m2.
Sở Xây dựng đã yêu cầu chủ đầu tư dừng ngay việc ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và thu tiền của khách hàng, lập biên bản vi phạm và tham mưu UBND tỉnh Khánh Hoà ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Tập đoàn Phúc Sơn trong tháng 5/2018, với mức phạt tiền 275 triệu đồng.
Ngày 3/5/2019, Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hoà đã tổ chức cuộc họp với Tập đoàn Phúc Sơn về việc mua bán, chuyển nhượng bất động sản tại dự án đã diễn ra công khai ở ngoài thị trường.
Do đó, Sở Xây dựng kiến nghị công an tiến hành điều tra, thu thập hồ sơ đẩy đủ liên quan vi phạm của chủ đầu tư để có cơ sở xử lý hành vi vi phạm về việc kinh doanh dự án Khu đô thị Nha Trang của Phúc Sơn.Tập đoàn Phúc Sơn đã gửi báo cáo cho rằng:"việc mua bán, chuyển nhượng bất động sản liên quan đến Khu trung tâm đô thị Nha Trang là hoàn toàn ngoài tầm kiểm soát của nhà đầu tư" và khẳng định nội dung này là hoàn toàn đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Một vấn đề đáng chú ý, khi chủ đầu tư dự án đã ký hợp đồng mua bán với khách hàng và thu tiền, sẽ phải cung cấp hoá đơn Giá trị gia tăng và kê khai nộp thuế theo đúng quy định của Luật thuế hiện hành. Với hàng nghìn lô đất nền và căn hộ chung cư đã được tiếp thị, bán ra thị trường, ước tính số tiền thu về có thể lên tới cả nghìn tỉ đồng.
Vậy Cục thuế tỉnh Khánh Hoà liệu có kiểm tra, thanh tra việc thực hiện kê khai, nộp thuế của chủ đầu tư Phúc Sơn để kịp thời phát hiện, xử lý nếu có vi phạm gian lận doanh thu, trốn thuế hay không là câu hỏi còn bỏ ngỏ?
UBND tỉnh Khánh Hòa đã giao Tập đoàn Phúc Sơn làm 3 dự án BT hạ tầng gồm: dự án nút giao thông Ngọc Hội, dự án đường vành đai kết nối nút giao thông Ngọc Hội (còn gọi là đường Vành đai 2), dự án nút giao thông kết nối khu sân bay Nha Trang. Tập đoàn Phúc Sơn được đối ứng bằng khu đất sân bay Nha Trang với tổng giá trị đất tạm tính là 3.264 tỷ đồng. Các dự án BT này hiện đang gặp vướng mắc trong giải toả mặt bằng, bị chậm tiến độ, thi công dở dang… Mặc dù dự án BT còn chưa hoàn thành, nhà đầu tư đã phân lô, bán nền đất tại sân bay Nha Trang cũ.
Theo Quyết định điều chỉnh, bổ sung Quyết định 2139/QĐ-UBND của UBND tỉnh Khánh Hòa ngày 1/2/2018, có nội dung: "Nhà đầu tư không được phép chuyển nhượng, kinh doanh khi chưa đủ điều kiện theo quy định Luật Đất đai, Luật kinh doanh bất động sản, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở…".
Liệu rằng các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hoà có tiếp tục "làm ngơ" để nhà đầu tư Tập đoàn Phúc Sơn không thực hiện đầy đủ cam kết hợp đồng BT, coi thường pháp luật hay không?
Hơn nữa, dự án sân bay Nha Trang cũ là một trong 35 dự án ở tỉnh Khánh Hòa Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra và đang chờ kết luận thanh tra.
Bắc Ninh: Nhiều dự án BĐS xé rào 'bán lúa non' cho khách
Theo Đời sống Plus/GĐVN, trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh hiện nay có khá nhiều dự án chưa đủ điều kiện pháp lý, cơ sở hạ tầng cơ bản cũng chưa hoàn thiện nhưng CĐT vẫn rao bán rầm rộ, thu tiền khách hàng...
Những năm vừa qua, Bắc Ninh được giới đầu tư, môi giới bất dộng sản (BĐS) đặc biệt quan tâm bởi thị trường BĐS nơi đây đang dần chuyển biết mạnh mẽ, nóng lên từng ngày. Và các dự án như: dự án Yên Trung Thuỵ Hoà; Dự án khu đô thị mới Hải Quân; Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ Đông Thọ các dự án này đều không nằm ngoài dòng chảy của BĐS Bắc Ninh.
Tuy nhiên, theo Đời sống Plus/GĐVN tìm hiểu và thông tin thì hiện tại những dự án nêu trên dường như chưa đủ điều kiện pháp lý, cơ sở hạ tầng chưa đủ điều kiện nhưng vẫn rao bán rầm rộ.
Cụ thể, dự án Yên Trung - Thụy Hòa. Có địa chỉ tại thôn Ấp Đồn, xã Yên Trung và thôn Lạc Nhuế của xã Thụy Hòa, do Công ty TNHH Khởi Nguyên (địa chỉ Toà nhà L8, đường Hoàng Hoa Thám, TP. Bắc Ninh) làm chủ đầu tư và có quy mô sử dụng đất là 57.630,01 m2, trong đó khu 1 rộng 30.490,26 m2, khu 2 rộng 27.139,75 m2, số lượng lô đất gồm 540 lô đất liền kề Shop House…
Thực tế tại khu vực dự án, nhiều hạng mục vẫn còn ngổn ngang, dự án hiện vẫn chưa hoàn thiện phần san lấp phần mặt bằng, phía sâu bên trong dự án máy móc chỉ có vài cái, công nhân cũng đếm trên đầu ngón tay, rác thải được vứt tràn lan.
Phần ngoài cổng dự án, chủ đầu đã hoàn thiện một căn nhà kiên cố, để làm văn phòng cho nhiều nhân viên tư vấn tới đây để tư vấn cho khách hàng đặt cọc giữ chỗ. Ngoài ra trên các trang mạng, dự án cũng được giới thiệu với nhiều hạng mục khá hoành tráng, khiến khách hàng lầm tưởng dự án đang trong giai đoạn sắp hoàn thành…
Tiếp tục, dự án Khu đô thị mới Hải Quân – Tam Giang tọa lạc tại xã Tam Giang, Yên Phong với tổng diện tích 9,6 ha, được chia lô bao gồm 372 lô liền kề và biệt thự có các loại diện tích từ 100m2 - 200m2 do Công ty đầu tư phát triển hạ tầng Hải Quân (địa chỉ thôn Đông, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, đại diện pháp luật là ông Lại Trọng Tâm) làm chủ đầu tư. Hiện tại, dự án mới đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
Qua ghi nhận, hiện nay dự án vẫn chưa hoàn thiện hết cơ sở hạ tầng, nhiều hạng mục vẫn còn ngổn ngang, công nhân đang xây dựng gấp rút.
Mặt khác, chủ đầu tư cũng như các sàn giao dịch đang rầm rộ chào bán ra thị trường từ rất lâu. Khách hàng tham gia với hình thích khác nhau như “đặt cọc” “góp chỗ”. Rõ ràng, khi dự án vẫn đang ngổn ngang, dang dở và chưa có dấu hiệu hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật thì chủ đầu tư đã và đang “xé rào” nhận tiền đặt chỗ của khách hàng, đi ngược lại quy định của pháp luật hiện hành…
Tương tự, Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ Đông Thọ, xã Đông Thọ (huyện Yên Phong, Bắc Ninh), do Công ty cổ phần đầu tư Địa Ốc Sông Hồng (tầng 15, số 165 Thái Hà, TP. Hà Nội) làm chủ đầu tư, có quy mô sử dụng đất khoảng 6.026 ha. Theo giới thiệu nằm tại địa điểm thuận lợi, ngay sát trục đường chính đi các tỉnh, trong tương lai sinh lời cao… Chưa hết, chủ đầu tư còn hứa hẹn, đi cùng với đó là một loạt những hệ thống dịch vụ tiện ích đáp ứng nhu cầu sinh sống của người dân.
Ghi nhận thực tế, toàn bộ khu vực dự án vẫn chỉ là một bãi đất trống. Trước đó chủ đầu có tiến hành cho san gạt đất nền, nhưng chỉ dừng lại ở mức độ "làm màu". Tuy nhiên, hoạt động rao bán đã diễn ra từ rất lâu, công khai chào mời ngay tại dự án để dụ khách hàng đặt cọc giữ chỗ. Được biết, đây là đất thuê 50 năm, thậm chí dự án này còn chưa hoàn thiện xong công tác giải phóng mặt bằng, hiện đang xin điều chỉnh lại phê duyệt.
Luật kinh doanh bất động sản quy định, chỉ khi nào các dự án làm xong móng, cơ sở hạ tầng được sự chấp thuận và đủ điều kiện bán hàng của sở xây dựng, thì chủ đầu tư mới được rao bán. Như vậy, những dự án nêu trên đã vi phạm pháp luật. Khách hàng “xuống tiền” với những dự án nêu trên rất dễ gặp rủi ro.
Cty Thanh Thành Đạt, Hà Tĩnh: Xây dựng Cụm công nghiệp không phép
Theo Báo Xây dựng, mặc dù chưa hoàn thiện hồ sơ, thủ tục và chưa có giấy phép xây dựng nhưng Cty TNHH Thanh Thành Đạt (Cty Thanh Thành Đạt) đã tiến hành san lấp mặt bằng và xây dựng một số hạng mục công trình tại dự án Đầu tư, kinh doanh hạ tầng Cụm công nghiệp Xuân Lĩnh, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Mặc dù đã bị Thanh tra Sở Xây dựng Hà Tĩnh lập biên bản và yêu cầu đình chỉ, nhưng Cty Thanh Thành Đạt vẫn ngang nhiên triển khai xây dựng các hạng mục ở dự án Đầu tư, kinh doanh hạ tầng Cụm công nghiệp Xuân Lĩnh, huyện Nghi Xuân.
Thanh Thành Đạt là Cty đa ngành nghề (có trụ sở đóng tại số 34, đường Nguyễn Sỹ Sách, P.Hưng Bình, TP Vinh, tỉnh Nghệ An) với các lĩnh vực: Gỗ công nghiệp MDF, HDF, chế biến gỗ nội thất, cơ khí và kết cấu thép, xây dựng, vận tải hàng hải và đường bộ, nguyên liệu bột giấy, trung tâm giống cây trồng, trung tâm dạy nghề lái xe, BĐS.
Theo phản ánh của nhiều hộ dân thôn 2, xã Xuân Lĩnh, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), hơn 1 tháng qua, Cty Thanh Thành Đạt huy động nhiều nhân lực cùng phương tiện máy móc, tiến hành thi công rầm rộ hạ tầng, nhà xưởng... tại cụm công nghiệp Xuân Lĩnh, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Đáng chú ý, theo người dân, DN này tiến hành thi công dự án khi chưa hoàn tất các thủ tục theo quy định của pháp luật, gây bụi bặm, ô nhiễm tiếng ồn, ảnh hưởng an toàn giao thông và làm đảo lộn đời sống sản xuất, sinh hoạt của người dân địa phương.
Trước những sai phạm của DN, ngày 26/4/2019 và ngày 03/5/2019, Sở Xây dựng Hà Tĩnh đã có 2 biên bản làm việc, và biên bản vi phạm hành chính. Nội dung biên bản làm việc chủ đầu tư thừa nhận: Cty Thanh Thành Đạt xây dựng công trình triển khai thi công xây dựng một số hạng mục như san nền, làm móng hàng rào, thi công móng nhà xưởng số sản xuất chính, thi công hố thu và các ống thoát nước. Các hạng mục thi công đều chưa có hồ sơ thiết kế được duyệt, định vị nhà số 4 chưa đúng với mặt bằng...
Theo đó, Thanh tra Sở Xây dựng đã yêu cầu Cty Thanh Thành Đạt chấm dứt ngay hành vi vi phạm, dừng thi công các hạng mục và yêu cầu Chủ đầu tư thực hiện thủ tục, hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Thanh Thành Đạt là một DN mạnh đóng tại địa bàn TP Vinh, tỉnh Nghệ An. Cty này cũng đã và đang xây dựng, vận hành nhiều nhà máy, xí nghiệp ở tỉnh Hà Tĩnh, điển hình là Nhà máy sản xuất gỗ MDF, HDF tại Cụm công nghiệp Vũ Quang, huyện Vũ Quang với tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng. Tại dự án Cụm công nghiệp Xuân Lĩnh, huyện Nghi Xuân, Cty Thanh Thành Đạt đã ngang nhiên “qua mặt” cơ quan chức năng, tiến hành xây dựng ồ ạt khi chưa hoàn thiện đầy đủ thủ tục, hồ sơ chưa được thẩm định, chưa được Sở Xây dựng Hà Tĩnh cấp phép.
Nghiêm trọng hơn, DN này đã cố tình “lách” chủ trương của UBND tỉnh Hà Tĩnh từ dự án Đầu tư, kinh doanh hạ tầng Cụm công nghiệp Xuân Lĩnh, huyện Nghi Xuân thành xây dựng dự án Cụm Công nghiệp Cơ khí và kết cấu thép tại Xuân Lĩnh - Hà Tĩnh.
Từ những bước đầu triển khai dự án, DN này đã tỏ ra “xảo quyệt”, “đánh tráo” khái niệm để qua mặt cơ quan chức năng và người dân, kể cả việc triển khai thi công khi chưa được phép. Thì liệu khi đi vào hoạt động, Cty Thanh Thành Đạt có đảm bảo được quy định của Nhà nước về vấn đề môi trường? Lời giải này chỉ có các cơ quan chức năng có thẩm quyền của tỉnh Hà Tĩnh mới giải đáp được.
Và trước những sai phạm được nêu tại Biên bản vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng ngày 26/4/2019 của Thanh tra Sở Xây dựng, đến nay đã gần một tháng vẫn chưa có Quyết định xử phạt. Liệu DN này có nằm trong diện “đặc cách” được miễn xử lý vi phạm hay có gì khuất tất chưa được làm sáng tỏ?
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.