Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết, đang đề xuất trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 42 về kinh doanh bán hàng đa cấp.
Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết, đang đề xuất trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 42 về kinh doanh bán hàng đa cấp. Dự kiến, cuối tháng 5 này sẽ ra dự thảo sửa đổi theo hướng siết chặt hơn nữa hoạt động này.
Ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết, đầu tháng 3/2016, Bộ Công Thương đã quyết định thành lập đoàn thanh kiểm tra đối với 7 doanh nghiệp bán hàng đa cấp để làm rõ một số vấn đề trong hoạt động kinh doanh. Theo quy định của pháp luật, trong vòng 45 ngày mới có báo cáo kết luận cuối cùng. Nếu vụ việc phức tạp có thể kéo dài thêm 30 ngày nữa.
Như vậy, phải giữa tháng 6 tới mới có báo cáo kết luận cuối cùng của đoàn thanh tra. Đại diện Cục Quản lý cạnh tranh khẳng định thông tin cho rằng cơ quan này đã có kết luận "không vi phạm" tại Công ty Thiên Ngọc Minh Uy, một trong số 7 doanh nghiệp nằm trong diện kiểm tra là không chính xác.
Để chấn chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp trong thời gian tới, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh cho hay, cơ quan này tập trung vào 3 lĩnh vực chính. Cụ thể, tăng cường triển khai thanh kiểm tra; đẩy mạnh tuyên truyền và tập trung sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật. Hiện Bộ Công Thương đang đề xuất trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 42 về kinh doanh bán hàng đa cấp, dự kiến cuối tháng 5 sẽ ra dự thảo sửa đổi.
Ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh cho biết: “Cơ quan quản lý cạnh tranh đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên website cảnh báo tới người dân về biểu hiện hành vi bán hàng đa cấp bất chính, nhằm ngăn ngừa những thiệt hại đói với người dân; đăng tải thông tin doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép king doanh đa cấp. Về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chúng tôi đang đề xuất trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 42 về kinh doanh bán hàng đa cấp, theo hướng quản lý chặt hơn hoạt động kinh doanh đa cấp, nâng cao giải pháp quản lý kinh doanh đa cấp trong thời gian tới.”./.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.