Lãnh đạo xã Kim Quan để người dân xây dựng trái phép trên gần 1.000m2 đất nông nghiệp nhưng Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất (Hà Nội) chỉ yêu cầu… nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm!?
Tố cáo đúng... rút kinh nghiệm
UBND huyện Thạch Thất vừa ban hành Kết luận số 05/KL-UBND liên quan đến đơn tố cáo ông Đỗ Văn Hậu, Chủ tịch UBND xã Kim Quan và ông Đỗ Quốc Biểu, nguyên Phó chủ tịch UBND xã Kim Quan vi phạm trong công tác thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất đối với thửa đất số 329 ở xứ đồng Bói ổ Gà và để cho một số gia đình, cá nhân xây dựng trên đất nông nghiệp tại các thôn 9, 10 và 84.
Tại kết quả xác minh, nội dung tố cáo thứ nhất, ông Cấn Văn Thủy, trú tại xã Kim Quan, tố ông Hậu và ông Biểu có hành vi vi phạm trong công tác thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đối với thửa đất số 329 ở xứ đồng Bói ổ Gà, Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất kết luận là tố cáo sai sự thật.
Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Lai (vợ ông Nguyễn Văn Vượng) là người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất số 329 từ bà Vũ Thị Dích, sau đó bà Nguyễn Thị Lai và ông Nguyễn Văn Vượng đã ký giấy viết tay chuyển nhượng toàn bộ thửa đất số 329 cho ông Thủy, nhưng sau đó ông Vượng lại nhận tiền bồi thường hỗ trợ giải phòng mặt bằng đối với thửa đất số 329 (đã chuyển nhượng). Do đó, ông Thủy có quyền khởi kiện đến tòa để giải quyết vụ việc dân sự theo quy định.
Đối với nội dung tố cáo thứ hai, ông tố cáo ông Hậu và ông Biểu để cho một số hộ gia đình, cá nhân xây dựng trên đất nông nghiệp tại thôn 9, thôn 10 và thôn 84, Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất kết luận là tố cáo đúng. Hiện tại, trên địa bàn thôn 9 (5 hộ gia đình) và thôn 84 (1 hộ gia đình) có hành vi vi phạm về sử dụng đất đai với tổng diện tích vi phạm là 785,6m2.
UBND xã Kim Quan đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 5 hộ gia đình vi phạm, lập biên bản vi phạm hành chính đối với 1 hộ gia đình vi phạm và đã xây dựng kế hoạch vận động tuyên truyền nếu các hộ gia đình, cá nhân không chấp hành UBND xã sẽ xử lý triệt để, nghiêm minh.
Chủ tịch UBND huyện yêu cầu Chủ tịch UBND xã Kim Quan nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với tập thể, cá nhân có liên quan để xảy ra vi phạm trong công tác quản lý nhà nước về đất đai và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai theo đúng quy định của pháp luật.
Chi trả nhầm?!
Trước đó, ông Thủy tố cáo ông Hậu vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng khi thực hiện dự án điểm công nghiệp Kim Quan.
Trong đơn, ông Thủy cho biết: Ngày 2/5/ 2004, do điều kiện bệnh tật, không đủ sức khỏe để sản xuất, cụ Vũ Thị Dích (mẹ chồng) trú tại thôn 1, xã Kim Quan đã chuyển nhượng thửa đất số 329 với diện tích 312m2 theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 508555 cấp ngày 22/09/2000 cho bà Nguyễn Thị Lai (con dâu) trú tại xóm Chợ, thị trấn Liên Quan với giá 15 triệu đồng.
Năm 2005, gia đình ông Thủy mua lại thửa ruộng trên của gia đình vợ chồng bà Nguyễn Thị Lai và ông Nguyễn Văn Vượng cũng với số tiền 15 triệu đồng.
Việc chuyển nhượng này được hai bên gia đình lập giấy tờ mua bán viết tay và có nhờ ông Cấn Xuân Thủy (lúc đó là Trưởng thôn 1) làm chứng. Sau khi việc chuyển nhượng này được hoàn thành, gia đình ông Thủy đã cấy lúa từ đó cho đến năm 2007 thì nhận được thông báo thu hồi đất giao cho doanh nghiệp nhưng chưa nhận được tiền đền bù thì dự án tạm dừng.
Sau một thời gian, UBND xã Kim Quan có gọi cụ Vũ Thị Dích lên nhận tiền đền bù nhưng cụ Dích nói thửa ruộng trên đã được gia đình con dâu cụ bán lại cho ông Thủy ở thôn 3.
Năm 2013, thực hiện dồn điền đổi thửa theo chủ trương của Nhà nước, gia đình ông Thủy đã kê khai thửa ruộng trên với UBND xã để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không hiểu vì lý do gì mà không được chấp nhận.
Năm 2017, UBND xã Kim Quan cho doanh nghiệp san lấp mặt bằng thửa đất trên nhưng gia đình ông Thủy không đồng ý bởi chưa nhận được tiền đền bù.
Ngày 20/09/2017, ông Thủy đã lên làm việc với UBND xã và được thông báo về số tiền đền bù thửa ruộng do gia đình ông mua đã được chi trả cho ông Vượng.
Bức xúc trước việc lãnh đạo UBND xã Kim Quan chi trả tiền đền bù không đúng đối tượng, vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, ông Thủy đã gửi nhiều đơn tố cáo đến huyện Thạch Thất cũng như TP. Hà Nội.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.