Trong khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị dừng dự án khai thác sắt Thạch Khê tại Hà Tĩnh thì Bộ Công Thương lại có quan điểm ngược lại.
>> Kỳ cuối: Mong mỏi từ lòng dân!
>> Kỳ 4: Cần cái nhìn tổng thể
>> Kỳ 3: Hạ tầng xuống cấp, du lịch đình trệ
>> Kỳ 2: Sống khắc khoải bên moong mỏ
>> Thông điệp từ mỏ sắt Thạch Khê
Tại văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất xem xét chủ trương dừng Tổ hợp dự án khai thác, tuyển quặng mỏ Thạch Khê và dự án sản xuất phôi thép công suất 2 triệu tấn một năm tại Hà Tĩnh do Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê (TIC) làm chủ đầu tư.
Việc "hồi sinh" mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh) vẫn đang gây tranh cãi giữa các bộ, ngành, địa phương.
Một loạt những vướng mắc của dự án này được cơ quan ngành kế hoạch nêu ra, cho thấy sự thiếu khả thi của dự án về hiệu quả kinh tế, tác động môi trường và đầu ra sản phẩm của mỏ quặng này.
Cụ thể, Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho rằng năng lực tài chính của TIC sẽ không đáp ứng được nhu cầu vốn của Tổ hợp dự án theo tiến độ triển khai.
Đầu ra sản phẩm quặng tại mỏ này cũng được nhà chức trách đánh giá "về dài hạn chưa chắc chắn". Theo báo cáo của TIC, Tập đoàn Hòa Phát và Công ty cổ phần Thương mại Thái Hưng cam kết mua 5,7 triệu tấn quặng một năm, nhưng thực tế hiện mới có duy nhất Hòa Phát ký thỏa thuận nguyên tắc mua quặng với sản lượng 3 triệu tấn mỗi năm trong 4 năm tới. Giai đoạn sau đó chưa có doanh nghiệp nào cam kết mua.
Bên cạnh đó, báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được phê duyệt cách đây 4 năm hiện không còn phù hợp thực tế triển khai. Chỉ ra loạt nguy cơ ô nhiễm về môi trường nếu dự án mỏ sắt Thạch Khê khởi động trở lại như tình trạng sa mạc hóa, ô nhiễm nguồn nước ngầm..., Bộ Kế hoạch & Đầu tư khẳng định, "việc tiếp tục dự án này là khó khả thi".
Đáp lại quan điểm “không nên tiếp tục dự án mỏ sắt Thạch Khê” của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, trong một công văn phát đi chiều 31/7, Bộ Công Thương cho rằng, việc đề xuất dừng dự án là chưa đủ cơ sở khoa học và thực tiễn. “Việc dừng hay không dự án này cần được xem xét thận trọng một cách toàn diện, phải tính tới những hậu quả, hệ lụy liên quan đến thiệt hại hàng nghìn tỷ mà nhà đầu tư đã bỏ ra 10 năm nay. Bên cạnh đó phải tính đến hiệu quả kinh tế của dự án, phát triển công nghiệp và kinh tế Việt Nam, đóng góp vào GDP, giảm nhập siêu, ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô, cũng như các vấn đề liên quan như an sinh xã hội, an ninh trật tự xã hội và nhiều hệ lụy khác”, Bộ Công Thương nêu quan điểm.
Trước đó, trong một văn bản gửi Chính phủ, Bộ Công Thương tha thiết muốn "hồi sinh" lại dự án. Theo đó, Bộ này thừa nhận TIC không còn tiền đầu tư, trong khi nhu cầu kinh phí trong năm 2016 và các năm tiếp theo rất lớn, như tiền cấp quyền khai thác khoáng sản 114 tỷ đồng một năm; giải phóng mặt bằng, tái định cư cũng cần bổ sung thêm 1.000 tỷ đồng...
Việc huy động vốn từ các tổ chức tín dụng để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư là khó khăn, tính khả thi không cao. Tuy nhiên, Bộ Công Thương vẫn cho rằng, “với tổng mức đầu tư giai đoạn I của dự án khoảng 6.700 tỷ đồng thì việc huy động vốn đầu tư khi dự án được khởi động là đảm bảo khả thi, đáp ứng được tiến độ giải ngân”. Lập luận này không khác nhiều với báo cáo của TIC giải trình với Hà Tĩnh trước đây.
Dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê do Công ty CP Sắt Thạch Khê (TIC) làm chủ đầu tư được khởi công từ 2009, với sự tham gia của các cổ đông như Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh, Tổng công ty Thép Việt Nam (VnSteel), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Tổng công ty Sông Đà... Dự án tạm dừng triển khai 2 năm sau đó (2011) do gặp vướng mắc về vốn góp của các cổ đông, khó khăn trong huy động vốn. Từ tổng mức đầu tư ban đầu 14.500 tỷ, chủ đầu tư đã phải tính toán lại, giảm về còn 13.000 tỷ đồng, trong đó giai đoạn một là 6.700 tỷ.
Đến tháng 3/2017, dự án tiếp tục giảm quy mô vốn đầu tư về mức 12.200 tỷ đồng. Qua 2 lần điều chỉnh, tổng vốn đầu tư dự án này giảm khoảng 2.300 tỷ.
Tính đến cuối năm 2016 sau khi cơ cấu lại các cổ đông góp vốn, số tiền đã rót vào triển khai dự án này gần 1.600 tỷ đồng. Khoản tiền chủ yếu được chủ đầu tư rót vào các hạng mục như thiết kế kỹ thuật, địa chất, trắc địa môi trường và rà bom mìn; mua sắm máy móc thiết bị kỹ thuật... Nếu dự án dừng triển khai, khoản đầu tư này sẽ khó có cơ hội hoàn vốn.
Mỏ Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh) là mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á, được phát hiện từ năm 1960, với trữ lượng khoảng 544 triệu tấn. Mỏ nằm cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 8 km về phía Đông Bắc, cách bờ biển Đông 1,6 km và cách cảng Vũng Áng 66 km. Theo đánh giá, tổng sản lượng quặng khai thác từ mỏ Thạch Khê có thể đạt mức 370 - 400 triệu tấn. Thời gian đầu có thể khai thác 10 - 15 triệu tấn mỗi năm. |
Theo Anh Minh/VnExpress.net
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.