Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 28 tháng 11 năm 2016 | 7:35

Di dân khu tập thể Nhà máy xay TP.Thái Bình: Chính quyền liệu có “tiền hậu bất nhất”?!

Theo Quyết định số 1203/QĐ-UBND ngày 10/6/2015 của UBND tỉnh Thái Bình về việc hỗ trợ để di dời hộ gia đình đang sinh sống tại các khu chung cư xuống cấp thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn TP. Thái Bình, sau khi bàn giao nhà cho các nhà đầu tư thực hiện xây dựng nhà ở xã hội, người dân sẽ được hỗ trợ bố trí nhà ở tại chung cư mới có diện tích bằng diện tích nhà ở tại khu chung cư cũ. Tuy nhiên, 48 hộ dân đã sinh sống tại chung cư cũ thuộc Khu tập thể Nhà máy Xay TP. Thái Bình lại không thuộc đối tượng được xét hỗ trợ theo quyết định trên. Điều này gây nhiều bức xúc cho những gia đình đã sinh sống ở đây.

Phóng viên Báo Kinh tế nông thôn trao đổi với các gia đình sinh sống tại khu tập thể Nhà máy Xay TP.Thái Bình.

Khu tập thể Nhà máy Xay TP. Thái  Bình thuộc tổ 1, phường Lê Hồng  Phong (TP. Thái Bình). Theo bà Tạ Thị Chuyên, công nhân làm việc tại Nhà máy Xay Thái Bình từ năm 1968, năm 1974, bà được nhà máy giao cho quản lý và sử dụng 02 phòng số 101 và 118, tầng 1 khu tập thể nhà máy (nay thuộc Công ty CP Lương thực Thái Bình).

Ngày 10/6/2015, UBND tỉnh Thái Bình ban hành Quyết định số 1203/QĐ-UBND phê duyệt cơ chế hỗ trợ để di dời, giải phóng mặt bằng và bố trí nhà ở mới cho các hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại các khu chung cư xuống cấp thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn TP. Thái Bình. Trong đó có khu tập thể Nhà máy Xay TP. Thái Bình đã hết niên hạn sử dụng và xuống cấp nghiêm trọng.

Theo Quyết định 1203/QĐ-UBND, đối tượng được hỗ trợ là các hộ gia đình cá nhân được thuê nhà, hoặc nhận chuyển nhà hợp lý và hợp pháp (có thông báo cho thuê nhà, hợp đồng thuê nhà, giấy chuyển nhượng..), các căn hộ tại khu chung cư đã xuống cấp thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn TP. Thái Bình (gồm Khu tập thể phường Lê Hồng Phong; Khu tập thể Nhà máy Xay; Khu tập thể tổ 39,40 phường Quang Trung).

Cơ chế hỗ trợ là kinh phí thuê nhà trong thời gian thực hiện dự án xây nhà xã hội để bố trí nhà ở mới; Hỗ trợ di chuyển chỗ ở; Hỗ trợ phần diện tích cơi nới; Hỗ trợ nhà mới có diện tích bằng diện tích nhà ở cũ không thu tiền, nếu như nhà ở mới có diện tích lớn hơn diện tích nhà ở cũ thì các hộ phải mua theo giá xây dựng nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp; Các hộ không có nhu cầu nhận nhà thì được thanh toán bằng tiền.

Quy định là như vậy, nhưng đến ngày 19/8/2016, UBND tỉnh Thái Bình có Văn bản số 3006/UBND-NNTNMT do Chủ tịch Nguyễn Hồng Diên ký gửi UBND TP. Thái Bình, nội dung không hỗ trợ cho 48 hộ gia đình này theo cơ chế ban hành tại Quyết định 1203/QĐ-UBND do không có giấy tờ về nhà, nhận chuyển nhượng nhà hợp lý và hợp pháp.

Phía bên ngoài khu tập thể Nhà máy Xay TP. Thái Bình hiện có nhiều đơn vị đang thuê làm địa điểm kinh doanh. Khu đất này nếu được xây dựng thì sẽ có giá trị rất cao vì vị trí nằm sát cầu Bo cũ của TP. Thái Bình.

Văn bản này của UBND tỉnh Thái Bình đã làm cho cư dân sinh sống tại Khu tập thể Nhà máy Xay TP. Thái Bình bức xúc, các hộ gia đình ở đây đã làm đơn đề nghị các cấp chính quyền tỉnh Thái Bình làm rõ: Tại sao lại nói chúng tôi là không thuộc đối tượng xét hỗ trợ vì không có giấy tờ về thuê nhà, nhận chuyển nhượng nhà? Chúng tôi là công nhân đã được Giám đốc Công ty xác nhận tại sao lại không được hỗ trợ nhà mới không thu tiền? Các khu chung cư khác, người dân cũng được hỗ trợ tất cả, tại sao chúng tôi lại không? Hiện nay chúng tôi đang phải đi thuê nhà, cuộc sống vô cùng vất vả, khó khăn, với số tiền hỗ trợ ít ỏi khoảng 20-30 triệu đồng, chúng tôi sẽ sống như thế nào?

Cùng cảnh ngộ của bà Chuyên, các hộ gia đình nhận chuyển nhượng nhà từ các gia đình trước đây là công nhân của Nhà máy Xay TP. Thái Bình, có hợp đồng thuê nhà ở với Công ty CP Lương thực Thái Bình nhưng cũng không được hỗ trợ chuyển đổi nhà ở mới. Trong tổng số 48 hộ gia đình không được xét hỗ trợ theo cơ chế ban hành tại Quyết định số 1203/QĐ-UBND thì có 12 hộ gia đình là công nhân cũ, số còn lại là nhận chuyển nhượng và có hợp đồng thuê nhà với Công ty CP Lương thực Thái Bình.

Ngày 16/11/2016, Ban biên tập Báo Kinh tế nông thôn cử phóng viên tìm hiểu vụ việc và liên hệ với các cơ quan chức năng để làm rõ những vấn đề bức xúc của các hộ dân tại Khu tập thể Nhà máy Xay TP. Thái Bình, nhưng đến nay, các cơ quan của tỉnh Thái Bình vẫn chưa có hồi âm.

Để giải đáp những thắc mắc trên của công dân, Báo Kinh tế nông thôn đề nghị UBND tỉnh Thái Bình sớm phúc đáp để Báo có sơ sở thông tin trả lời bạn đọc.

Phạm Ngọc Thuỷ

 

ọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top