Năm 2009, Hạt Kiểm lâm huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên có báo cáo lên cấp trên về tình trạng xuống cấp trụ sở. Năm 2011, UBND tỉnh Điện Biên có quyết định thanh lý và thay vào đó là xây một trụ sở mới. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên đến nay, cán bộ nơi đây vẫn phải làm việc trong tình trạng nguy hiểm, trần nhà có thể sập bất cứ lúc nào...
Theo tìm hiểu của phóng viên, trụ sở Hạt Kiểm lâm huyện Điện Điện Đông được xây dựng từ năm 1999, khánh thành và đưa vào sử dụng năm 2000. Trụ sở có 2 tầng chia làm 6 phòng làm việc với tổng diện tích khoảng 120m2.
Đưa vào hoạt động được gần 10 năm thì tầng 2 của trụ sở bắt đầu bị dột nước mỗi khi có mưa. Để có phòng làm việc, cán bộ kiểm lâm ở đây đã khắc phục bằng cách thay ngói mới.
Ông Thanh cho biết, bức trần này dơi xuống làm mấy anh em đang ăn cơm bị thương. |
Tuy nhiên, khi vừa sửa xong cũng là lúc nước mưa bắt đầu ngấm qua tường vào bên trong phòng khiến các phòng trên tầng 2 ẩm ướt không thể làm việc được. Không dừng lại ở việc bị dột, bị ngấm nước mỗi khi mưa, mà nền nhà ở tầng một cũng bị sụt luốn từ 20 - 30cm, nhiều vị trí tường, chân cầu thang xuất hiện nhiều viết nút gẫy. Bức tường rào mặt tiền trụ sở cũng bị đổ.
Trước thực trạng này, lãnh đạo Hạt Kiểm lâm đã có báo cáo lên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh; Chi cục Kiểm Lâm tỉnh trình bày thực trạng xuông cấp của trụ sở làm việc để có hướng giải quyết.
Đến này 27/4/2011, UBND tỉnh Điện Biên có Quyết định số 418/QĐ-UBND về việc thanh lý tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc của Hạt Kiểm lâm huyện Điện Biên Đông. Trong Quyết định của UBND tỉnh chỉ rõ, thanh lý tài sản là nhà làm việc và các công trình phụ trợ của hạt Kiểm lâm huyện Điện Biên Đông, hiện đang quản lý nhưng đã bị hư hỏng không còn sử dụng được để giải phóng mặt bằng xây trụ sở mới…
Trao đổi với phóng viên, ông Lò Văn Thanh, Hạt Trưởng hạt Kiểm lâm huyện Điện Biên Đông cho biết: “Từ khi đưa vào sử dụng trụ sở đã không có phòng họp mỗi khi họp giao ban anh em trong cơ quan đã gặp rất nhiều khó khăn. Năm 2009, trụ sở bị xuống cấp, có lần mấy anh em đang ăn cơm cả một mảng xi măng trên trần rơi xuống tuy anh em đã kịp tránh nhưng vẫn có tới 3 anh em bị thương, đến nay đã xuống cấp trầm trọng".
Năm 2011, UBND tỉnh Điện Biên có quyết định thanh lý để làm lại trụ sở mới nhưng sau đó, Nghị quyết 11 ra đời nên mọi công việc đã dừng lại hẳn. Cách đây 2 năm Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Điện Biên đã có văn bản yêu cầu lãnh đạo Hạt không cho anh em làm việc ở đây nữa do đã thanh lý và yêu cầu hạt thuê một nơi khác an toàn hơn để làm việc.
Không có nơi chứa gỗ nên mỗi khi gỗ bắt mang về đều vứt ngổn ngang trước trụ sở. |
Tuy nhiên, những chỗ có thể thuê được thì chỉ có 2 phòng không đủ nơi để hạt làm việc nên chúng tôi chưa di chuyển đi. Cách đây 2 tháng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã yêu cầu không cho làm việc tại đây nhưng bí quá nên anh em vẫn làm tạm.
Khó khăn lớn nhất hiện nay của Hạt là sự mất an toàn, nguy hiểm đối với cán bộ công, viên chức ở đây. Đặc thù của Kiểm lâm phải có nơi chứa gỗ khi bắt về nhưng hiện nay 4 bức tường quanh trụ sở cũng không có đã gây khó khăn về an ninh trật tự cho hạt. Vào ngày 15 hàng tháng khi họp giao ban, với 25 người họp trong căn phòng 20 m2 rất chật chội khiến anh em phải ra cả hành lang để họp, khi nghỉ phải vào dân nghỉ nhờ. Để đảm bảo tính mạng cho anh em, chăc mấy ngày nữa chúng tôi phải tìm thuê một nơi khác an toàn hơn để làm việc.
Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp tỉnh sớm đầu tư xây dựng trụ sở mới để Hạt Kiểm lâm huyện Điện Biên có nơi làm việc ổn định anh em cũng mới yên tâm làm việc được.
Hoàng Văn
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.