Những ai là nhà phân phối đồng thời được cho là nạn nhân của Công ty Liên Kết Việt cần sớm liên hệ với cơ quan điều tra để phối hợp làm rõ.
Ngày 18/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đang điều tra làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các cá nhân trong Công ty Cổ phần Liên kết sản xuất thương mại Việt Nam (Công ty Liên Kết Việt) tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Theo thông báo, thực hiện Quyết định ủy thác điều tra của Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an về việc điều tra vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty Liên Kết Việt; trụ sở tại số 10, ngõ 80, đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) và văn phòng tại TP HCM tầng 01, tòa nhà Hải Âu, 39B đường Trường Sơn, phường 4, quận Tân Bình) do Lê Xuân Giang làm chủ tịch hội đồng quản trị, Lê Văn Tú làm Tổng giám đốc.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thông báo tới các cá nhân, tổ chức nào làm nhà phân phối của công ty Liên Kết Việt tại tỉnh thì liên hệ với Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (số 15, đường Trường Chinh, phường Phước Trung, TP Bà Rịa) hoặc điện thoại 0693.545.273 gặp điều tra viên Nguyễn Tiến Hưng (điện thoại 0913.793.738) hoặc cán bộ điều tra Vũ Lê Vũ (điện thoại 0983.085.829) để được hướng dẫn.
Công ty Cổ phần Liên Kết Việt hoạt động kinh doanh đa cấp và được Bộ Công Thương cấp phép vào cuối năm 2014. Lợi dụng việc được cấp phép, Lê Xuân Giang và đồng bọn mạo danh công ty của Bộ Quốc phòng; tổ chức làm giả bằng khen của Thủ tướng Chính phủ để tạo lòng tin lôi kéo người dân tham gia đóng tiền với mục đích chiếm đoạt.
Đến tháng 2/2016, Bộ Công an đã khởi tố bị can và bắt tạm giam Lê Xuân Giang, Chủ tịch HĐQT Công ty Công ty Liên kết Việt, cùng đồng phạm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Từ khi hoạt động đến đến thời điểm này, cơ quan chức năng xác định có khoảng hơn 60.000 người là nạn nhân của Công ty Liên Kết Việt với tổng số tiền 1.900 tỉ đồng./.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.