Sau 10 năm xây dựng nông thôn mới (XDNTM), huyện Định Hóa (Thái Nguyên) đã có nhiều đổi thay, từ hạ tầng nông thôn tới tư duy phát triển kinh tế của người dân; nhiều cách làm hay, sáng tạo được cấp trên ghi nhận và đánh giá cao.
Nhìn lại 10 năm
Sau 10 năm XDNTM, chất lượng cuộc sống của người dân khu vực nông thôn ở Định Hóa không ngừng được nâng cao; hạ tầng nông thôn (điện, đường, trường, trạm) được đầu tư, từng bước đồng bộ; nhiều con đường và một số cây cầu bê tông vượt qua các khe suối hiểm trở, vươn tới nhiều vùng núi khó khăn trên địa bàn được đầu tư xây dựng.
Từ năm 2012 tới nay, đường giao thông và kênh mương nội đồng được xây dựng mới 459,76km, trong đó có 291,85km đường trục xóm, liên xóm; đường ngõ xóm là 34,1km; đường trục chính nội đồng 60,74km; kênh mương nội đồng cũng xây mới được 70,07km.
Giai đoạn 2015 - 2019, hoàn thành nhiều chỉ tiêu XDNTM: tỷ lệ hộ nghèo giảm khá mạnh, nếu như năm 2015 vẫn còn 27,62%, thì tới tháng 6/2019 chỉ còn 14,37%; tỷ lệ lao động khu vực nông thôn qua đào tạo có việc làm cũng tăng cao, năm 2015 đạt 10,2%, tới tháng 6/2019 lên 22,63%; tỷ lệ thu gom rác thải khu vực nông thôn tăng từ 21,79% (năm 2015) lên 52,17 % (năm 2019).
Dự kiến hết năm 2019, Định Hóa có 9/23 xã cán đích NTM; các xã còn lại đa phần đều đạt từ 10 tiêu chí trở lên.
Những cách làm hay
Kim Phượng là xã về đích NTM trong giai đoạn 2016 - 2018 của huyện Định Hóa, trên địa bàn có nhiều điểm nổi bật như phong trào văn hóa, thể dục thể thao ở các khu dân cư hay vấn đề môi trường nông thôn,...
Ông Sằm Văn Bách, Chủ tịch UBND xã, chia sẻ: Cách đây 2 năm, rác thải đẩy đường, đầy suối. Khi ấy, chính quyền đã phải chi khá nhiều tiển để vớt rác, tiêu hủy xác động vật từ vùng thượng nguồn đổ về. Mỗi khi chưa xử lý kịp, mùi hôi thối bốc lên khiến mọi người rất khó chịu,... Nhận thức được điều ấy, cùng với nhiệm vụ XDNTM, Kim Phượng coi trọngvấn đề thu gom và xử lý rác thải; tất cả các tuyến giao thông trên địa bàn đều đặt các thùng chứa rác; khu vực ngã ba, ngã tư xây dựng khu tập kết rác để người dân có ý thức chung tay bảo vệ môi trường; hàng tuần xe thu gom rác của huyện về thu gom đều đặn, không để rác ùn ứ. Đến nay, xóm làng của Kim Phượng luôn sạch sẽ, ý thức gìn giữ vệ sinh môi trường của người dân đã đi vào nề nếp.
Phúc Tiến là xã cửa ngõ của huyện, tuy chưa về đích NTM nhưng vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng được người dân và chính quyền nơi đây tích cực triển khai. Nếu như trước đây, ở những nơi đồi cao, núi sâu, người dân địa phương chỉ biết trồng keo, hoặc bỏ đất trống thì nay các vùng này đã có những cây nhãn Hưng Yên, mít Thái Lan, xoài Đài Loan đang đua nhau vươn mình.
Ông Ngô Tuấn Sơn, Chủ tịch UBND xã Phúc Tiến, cho biết: Năm 2019, xã trồng được trên 18ha cây ăn quả các loại, riêng gia đình tôi trồng được hơn 2ha, gồm mít Thái Lan, nhãn Hưng Yên. Dự kiến xây dựng Phúc Tiến trở thành vùng cây ăn quả của Định Hóa trong tương lai.
Tuy là huyện miền núi thuộc diện khó khăn nhất tỉnh Thái Nguyên nhưng với trách nhiệm của chính quyền và người dân, Định Hóa vẫn vượt khó vươn lên, như tư duy về phát triển kinh tế ở xã Phú Tiến hay ý thức bảo vệ môi trường ở Kim Phượng. Có lẽ, những mô hình này cần nhân rộng để nhiệm vụ XDNTM ở mỗi địa phương được bền vững và đúng hướng hơn.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.