Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 30 tháng 8 năm 2019 | 13:18

Đô Lương đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

Ông Nguyễn Trung Thành, Phó chủ tịch UBND huyện Đô Lương (Nghệ An), chia sẻ: Những năm qua, phong trào xây dựng nông thôn mới (XDNTM) đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn và tồn tại cần khắc phục.

tr22t.jpg
Một góc nông thôn mới huyện Đô Lương.

 

Tạo sự lan tỏa

Là vùng đất nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, cùng với kết quả đạt được trên nhiều lĩnh vực, phong trào XDNTM đã và đang góp phần thay đổi diện mạo nông thôn cũng như chất lượng đời sống người dân Đô Lương. 

Theo Phó chủ tịch Nguyễn Trung Thành, sau gần 10 năm thực hiện Chương trình MTQG về XDNTM, diện mạo nông thôn Đô Lương có nhiều thay đổi, khởi sắc. Chương trình đã mang tính đột phá trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh; đặc biệt hướng tới việc chăm lo đời sống, sinh hoạt của nhân dân; đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn; giữ gìn an ninh nông thôn nên đã tạo được sự lan tỏa mạnh mẽ trong nhân dân.

Với sự triển khai quyết liệt và đồng bộ của các cấp chính quyền, đến nay, XDNTM, đô thị văn minh ở Đô Lương đạt được kết quả thực chất về cả diện rộng lẫn chiều sâu, được cấp trên đánh giá cao. Đến ngày 30/6/2019, toàn huyện ước đạt 540 tiêu chí; 17 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, vượt kế hoạch UBND tỉnh Nghệ An giao. Bình quân mỗi xã tăng 1,8 tiêu chí/năm.

Từ năm 2010-2018, toàn huyện đã huy động được 2.080,230 tỷ đồng XDNTM,  trong đó vận động nhân dân đóng góp hàng trăm ngàn ngày công, hiến khoảng 640.000m2 đất để xây dựng các công trình công cộng như đường giao thông, nâng cấp các nhà văn hóa xóm...

Vượt qua khó khăn

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đô Lương bắt tay triển khai XDNTM trong điều kiện hết sức khó khăn. Là huyện nông nghiệp, nguồn thu hàng năm đạt thấp; cơ sở hạ tầng thiết yếu chưa được đầu tư đồng bộ, xuống cấp nhiều; sản xuất nông nghiệp manh mún, hiệu quả thấp; hệ thống chính trị và tình hình an ninh nhiều nơi chưa ổn định; đời sống vật chất, văn hóa của nhân còn nhiều hạn chế và không đồng đều giữa các vùng trên địa bàn huyện.

Xác định rõ khó khăn, thách thức trong XDNTM, Đô Lương đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân; kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở để các xã trên địa bàn tập trung thực hiện nhiệm vụ được giao.

Nhờ đó, kinh tế nông thôn phát triển khá, sản xuất nông nghiệp tăng trưởng nhanh, một số sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có bước phát triển theo hướng liên kết chuỗi sản phẩm có truy xuất nguồn gốc, xuất xứ. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tập trung đầu tư xây dựng, nhất là hạ tầng phục vụ sản xuất, tạo ra diện mạo mới, khởi sắc cho nông thôn ở nhiều địa phương.

Văn hóa, giáo dục, y tế và môi trường chuyển biến tích cực. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn không ngừng được cải thiện, công tác xoá đói giảm nghèo đạt được nhiều kết quả tích cực. Thu nhập bình quân đầu người ngày càng được nâng cao (năm 2018  đạt 45 triệu đồng/người), tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,81%.

Ông Nguyễn Trung Thành chia sẻ: “Kết quả đạt được trong XDNTM giai đoạn 2010 - 2018 là tiền đề quan trọng để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đô Lương nỗ lực đẩy mạnh phong trào trong thời gian tới. Dưới sự chung sức, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các tổ chức, cá nhân, chúng tôi sẽ đưa huyện về đích NTM trong thời gian sớm nhất”.

 

 

Ngọc Lan
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top