Gần chục năm nay, người dân sống ven tuyến đường liên xã Nâm N’Jang - Đắk N’Drung (Đắk Song - Đắk Nông) phải sống chung với bụi đất mịt mù vì hệ thống đường xuống cấp trầm trọng.
Con đường từ xã Nâm N’Jang đi Đắk N’Drung dài 6km. Vào mùa khô, cảnh vật hai bên đường nhuộm một màu nâu của đất, chỉ cần một chiếc xe máy chạy ngang qua là bụi tung mù trời. Thậm chí, người đi bộ cũng phải lội trong một lớp bụi bùn lún xuống hơn một gang tay. Những ngôi nhà ven đường lúc nào cũng trong tình trạng đóng cửa im ỉm để hạn chế bụi.
Chỉ cần một chiếc xe đi qua là bụi mù mịt.
Ông Nguyễn Thành Trung ở xã Nâm N’Jang cho hay: “Hưởng ứng phong trào chung tay xây dựng nông thông mới, 4 năm nay, các hộ dân ở đây tự nguyện giải tỏa đất, nhà để mở rộng tuyến đường, riêng gia đình tôi đã tự bỏ tiền thuê xe múc, xe ủi san lấp mặt bằng nhưng vẫn chưa thấy ai đến thi công. Mong muốn duy nhất của người dân khu vực này là các cấp ngành đầu tư một con đường đàng hoàng để dân đi lại dễ dàng hơn”.
Bà Nguyễn Thị Hữu, một người dân ở khu vực này, cho biết: “Người dân ở đây đi lại khổ lắm. Mùa nắng phải hít bụi đất, còn mùa mưa đường thành vũng sình lầy. Tội nhất là mấy đứa nhỏ, đường sá khó khăn, mỗi lần đến trường đứa nào đứa nấy như con trâu lấm. Không những cản trở việc đi lại, việc con đường có nhiều bụi còn ảnh hưởng đến sức khỏe người dân”.
Theo kế hoạch, năm 2016, UBND xã Nâm N’Jang được tỉnh Đắk Nông phân bổ 1 tỷ đồng để triển khai làm 1km đường giao thông nông thôn, trong đó xã ưu tiên cho con đường này. Tuy nhiên, do kinh phí đầu tư của tỉnh còn hạn chế, nên chính quyền xã và người dân Nâm N’Jang gặp rất nhiều khó khăn. Ông Phạm Quang Nam, Phó chủ tịch UBND xã, cho biết: “Nâm N’Jang là xã vùng cao khó khăn, được UBND tỉnh Đắk Nông chọn là 1 trong 8 xã điểm về xây dựng nông thôn mới. Hiện, xã đã hoàn thành 14/19 tiêu chí. Riêng đối với giao thông nông thôn, trong 2 năm 2013 và 2014, xã đã có phương án hoàn thành nhiều tuyến đường với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Tuy nhiên, do nguồn vốn đối ứng giữa người dân và nhà nước chưa về kịp nên chưa thể thực hiện được”.
Đoạn đường từ xã Nâm N’Jang đi Đắk N’Drung là tuyến đường huyết mạch, phục vụ vận chuyển hàng hóa nông sản của các hộ dân nơi đây. Nếu không sớm được đầu tư, tu sửa thì cuộc sống sản xuất, sinh hoạt của người dân sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
Thu Sa
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.