Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 19 tháng 9 năm 2014 | 2:16

Đoạn đường nhiều bức xúc ở Long Điền Tây

KTNT - Theo phản ánh của nhiều hộ dân xã Long Điền Tây (Đông Hải - Bạc Liêu), năm 2010, UBND huyện Đông Hải thu hồi đất của bà con để phục vụ dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường Giá Rai-Gành Hào. Trong khi đoạn đầu và cuối thì giải quyết đền bù, còn đoạn giữa có độ dài khoảng 2km lại không ban hành quyết định thu hồi đất, không giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, đến nay, đoạn đường này vẫn chưa được thi công.

>> Tiếp bài “Đoạn đường nhiều bức xúc ở Long Điền Tây”: Chính quyền ra “tối hậu thư” cho người dân


Ông Phạm Văn Mười, đại diện cho các hộ khiếu nại, cho biết: “Chúng tôi đã làm đơn khiếu nại gửi các ngành chức năng nhưng chưa được giải quyết dứt điểm, gây thiệt thòi cho bà con”.

Đường mới 10m, đường cũ chỉ xin thi công 6,5m, thật khó hiểu.

Đơn cử như trường hợp ông Phạm Văn Ba (88 tuổi) có diện tích đất 17.660m2 được cấp sổ đỏ từ năm 1995, đã giao cho hai con là Phạm Văn Thống, Phạm Văn Mười quản lý, sử dụng. Năm 1998, Nhà nước thu hồi 4.500m2 làm đê ngăn mặn nhưng không bồi thường cho gia đình. Năm 2010, thực hiện dự án mở đường, chính quyền thu hồi của ông Thống 7.800m2, ông Mười 1.000m2 nhưng không bồi thường. Hộ ông Trịnh Hoài Phương bị thu hồi trên 1.200m2; ông Trần Văn Dũng bị thu hồi trên 5.500m2; ông Nguyễn Phú Hanh bị thu hồi trên 2.300m2…, tất cả đều không có quyết định thu hồi đất cũng như không thực hiện việc đền bù theo quy định của pháp luật.

Khi bà con khiếu nại, UBND huyện Đông Hải cho rằng: Đoạn đường từ cầu Rạch Rắn đến chùa Linh Ứng được thi công mở rộng mỗi bên khoảng 2m, làm ảnh hưởng đến đất thổ cư, đất sản xuất, hành lang đường và vật kiến trúc của các hộ dân nên chủ trương của  Nhà nước là thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ. Riêng đoạn từ chùa Linh Ứng đến ngã ba Mũi Tàu mở rộng 4m, đoạn này thuộc đất của nhà nước quản lý, không ảnh hưởng đến đất sản xuất của dân nên không thực hiện bồi thường, hỗ trợ.

Đưa cho chúng tôi xem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các ông Ba, Hanh,  Dũng,… khẳng định: “Đất này là do cha ông chúng tôi khai phá, quản lý, sử dụng hợp pháp từ năm 1945 đến nay, không tranh chấp với ai, đã được nhà nước cấp sổ đỏ thì không có lý do gì mà UBND huyện Đông Hải lại cho rằng đất của Nhà nước quản lý”.

Ông Quách Văn Nhiều (70 tuổi), nguyên là cán bộ cách mạng ở địa phương, cho biết: “Năm 1967-1969, tôi là cán bộ kinh tài, có thu thuế nông nghiệp của người dân nên tôi biết đất đó bà con sử dụng từ đó đến nay. Vì vậy, theo tôi, muốn thu hồi đất phải có quyết định thu hồi và phải giải quyết đền bù”.

Ngoài ra, bà con còn khiếu nại việc cán bộ địa phương kê khai gian lận, kê khống diện tích thu hồi đất khi thực hiện dự án phát triển những vùng đất ngập nước ven biển Bạc Liêu (gọi tắt là dự án WB2). Cụ thể, theo Quyết định thu hồi đất số 1326/QĐ-UB, ngày 25/12/2004 của UBND huyện Đông Hải, có 103 hộ dân bị thu hồi 2.056.107m2 đất phục vụ dự án có đền bù. Thế nhưng, trong danh sách 103 hộ này, bà con phát hiện có hộ không thiệt hại vẫn được kê khai thiệt hại nhiều và nhận đền bù. Cụ thể, hộ ông Đỗ Văn Hưng 63.000m2; ông Trịnh Út Ba 2.427m2; ông Trần Văn Thắng A 1.200m2; bà Trương Thị Hằng 13.000m2; ông Trần Việt Quân (trưởng ấp Bình Điền) 52.340m2; ông Nguyễn Thống Nhất 20.000m2;…

Thế nhưng, trong danh sách nhận tiền bồi thường, ông Hưng chỉ nhận bồi thường cho diện tích 4.000m2 với số tiền 40 triệu đồng; ông Ba nhận bồi thường hơn 24 triệu đồng; ông Trần Văn Thắng A nhận 21 triệu đồng; bà Hằng nhận 10,5 triệu đồng; ông Quân nhận hơn 92 triệu đồng; ông Nhất nhận trên 90 triệu đồng…

Điều khiến bà con bức xúc là khi thu hồi đất, địa phương có sự hoán đổi từ đất nông nghiệp sang đất lâm nghiệp để áp giá đền bù nhưng khi thực hiện đền bù, cán bộ địa phương lại không thực hiện, gây thiệt hại cho bà con. Cụ thể, hộ ông Trần Văn Đủ có diện tích đất nông nghiệp bị thiệt hại sau khi chuyển đổi sang đất lâm nghiệp là 30.000m2, được đền bù 210 triệu đồng nhưng cán bộ chỉ cho nhận đền bù trên 6.500m2 với số tiền 45.500.000 đồng; hộ các ông Trịnh Văn Thống, Phạm Văn Ba thay vì nhận đền bù 210 triệu đồng thì chỉ được nhận 70 triệu đồng; hộ ông Phạm Văn Mười nếu nhận đúng là 210 triệu đồng nhưng chỉ được nhận 46,2 triệu đồng; hộ ông Trần Văn Dũng thay vì nhận 210 triệu đồng chỉ được nhận 35 triệu đồng.

Ngày 06/9/2014, tại UBND huyện Đông Hải, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức cuộc họp với 16 hộ dân khiếu nại. Tại cuộc họp, đoàn công tác cho biết, tố cáo của bà con về dự án WB2 sẽ chuyển đến cơ quan chức năng xem xét, giải quyết. Còn dự án mở đường Giá Rai-Gành Hào có chiều rộng 10m, hồ sơ địa chính thể hiện đất của bà con không nằm trong dự án mở đường nên không có căn cứ bồi thường. Thế nhưng, điều khiến người dân nghi ngờ là chính quyền cho rằng đất của bà con không nằm trong phạm vi dự án nhưng lại “đề nghị bà con đồng thuận cho thực hiện thi công đường có chiều ngang 6,5m”. Thế nhưng, người dân không đồng thuận và chỉ đồng ý cho thi công trong phạm vi 5,5m như đường cũ trước đây.

Liên hệ với Văn phòng UBND huyện Đông Hải để làm việc, chúng tôi được một Phó chánh văn phòng cho biết: Việc bà con khiếu nại, tỉnh đã thành lập tổ công tác để xem xét nên huyện không có ý kiến gì.

Kinh tế nông thôn tiếp tục thông tin về vụ việc.
Xuân Huỳnh
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top