Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 24 tháng 8 năm 2018 | 14:11

Doanh nghiệp cá tra Việt Nam dồn lực giành thêm thị phần tại Mỹ

Kể từ khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc nổ ra, Mỹ áp thuế 10% đối với sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ Trung Quốc, các doanh nghiệp cá tra Việt Nam đang dồn lực để giành thêm thị phần từ cá thịt trắng tại thị trường Mỹ.

Kể từ khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc nổ ra, Mỹ áp thuế 10% đối với sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ Trung Quốc. Điều này khiến doanh số cá rô phi Trung Quốc tại hệ thống siêu thị lớn của Mỹ đã giảm 20-30% so với trước. Khi cá rô phi Trung Quốc dần mất thị phần, thì các doanh nghiệp cá tra Việt Nam đang dồn lực để giành thêm thị phần từ cá thịt trắng tại thị trường Mỹ.

Khi chính quyền Tổng thống Donal Trump áp thuế suất 10% vào thuỷ sản Trung Quốc, các chuyên gia dự báo ngành cá rô phi của Trung Quốc sẽ gặp khó khăn lớn khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Theo VASEP, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang được đánh giá là sẽ đem lại cơ hội cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu cá tra sang cả 2 thị trường này. Dự báo xuất khẩu cá tra trong nửa cuối năm sẽ tiếp tục tăng mạnh.

Trước đây Mỹ ưa chuộng cá từ Trung Quốc do chi phí thấp hơn. Theo thống kê của Cục Nghề cá biển Quốc gia (NMFS), năm 2017, cá rô phi đứng đầu cả về khối lượng (133,7 nghìn tấn) và giá trị (426,4 triệu USD) nhập khẩu (NK) vào Mỹ trong năm 2017. Trong đó, cá rô phi Trung Quốc chiếm 75% lượng cá rô phi NK. Cá rô phi Trung Quốc cũng chi phối phần lớn thị phần cá thịt trắng NK của Mỹ trong nhiều năm qua. Năm 2017, cá rô phi Trung Quốc chiếm gần 45% tổng giá trị NK cá thịt trắng của Mỹ, trong khi cá tra, basa chỉ chiếm gần 25% tổng NK.

“Sự sụt giảm tỉ trọng của cá rô phi tại thị trường Mỹ đang “thắp” niềm hy vọng cho các nhà cung cấp cá rô phi khác như: Indonesia, Đài Loan, Mexico và Việt Nam. Điều này cũng giúp cho cá tra, basa Việt Nam củng cố thêm niềm tin giành thị phần từ cá rô phi Trung Quốc trong bối cảnh khó khăn về thuế chống bán phá giá và rào cản kỹ thuật Chương trình thanh tra cá da trơn tại Mỹ” - đại diện của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết.

 

1.jpg
Chế biến cá tra phục vụ xuất khẩu. (Ảnh: Internet)

 

Theo số liệu mới nhất của ITC, 5 tháng đầu năm 2018, tổng giá trị NK cá rô phi của Mỹ đạt 264,6 triệu USD, trong khi đó, tổng giá trị NK cá tra, basa từ Việt Nam đạt 154,4 triệu USD. Nếu, mức thuế NK áp cao hơn cho hàng cá rô phi Trung Quốc, 6 tháng cuối năm nay nhiều khả năng cá tra, basa sẽ giành thêm thị phần từ nguồn cung này.

Tuy nhiên một số doanh nghiệp XK cá tra cho rằng, rào cản thương mại của Mỹ đang dựng lên cho các nguồn cung là như nhau và chỉ khác nhau về cách thức và “tên gọi”. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải nhìn nhận vào thực tế thị trường, tranh thủ thời cơ nhưng cũng không quá kỳ vọng.

Tính đến hết tháng 6.2018, tổng giá trị XK cá tra sang thị trường Mỹ đạt 196,8 triệu USD, chiếm 19,6% tổng XK cá tra và tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù, giá trị XK tăng so với cùng kỳ năm trước nhưng DN XK cá tra Việt Nam sang thị trường Mỹ vẫn còn đang chờ đợi thêm tín hiệu từ thị trường để có những bước đi trong thời gian tới.

Xuất khẩu tôm chững lại

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tôm tính đến tháng 7/2018 đã chững lại trong bối cảnh xuất hiện một số yếu tố không thuận lợi cho xuất khẩu từ giá tôm nguyên liệu tới nhu cầu thị trường nhập khẩu.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) sau khi giảm nhẹ 5% trong quý II/2018, xuất khẩu (XK) tôm Việt Nam trong tháng đầu tiên của quý III đã giảm tới 20,3% chỉ đạt 294,5 triệu USD.

7 tháng đầu năm nay, XK tôm đạt 1,9 tỷ USD, tăng nhẹ 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, tốc độ tăng trưởng XK tôm tính đến tháng 7/2018 đã chững lại trong bối cảnh xuất hiện một số yếu tố không thuận lợi cho XK từ giá tôm nguyên liệu tới nhu cầu thị trường NK.

Tháng 7 năm nay, XK tôm Việt Nam sang các thị trường chính đồng loạt giảm so với tháng 7 năm ngoái. XK sang Trung Quốc giảm mạnh nhất 47%. XK sang Nhật Bản và Mỹ giảm lần lượt 15% và 18%. Ngay cả, XK sang 2 thị trường có nhu cầu ổn định và chưa từng ghi nhận tăng trưởng âm từ đầu năm tới nay là EU và Hàn Quốc cũng lần lượt giảm 15% và 10%.

VASEP nhận định trong các tháng còn lại của năm nay, khi nhu cầu NK từ các thị trường chính và giá tôm ổn định trở lại, XK tôm Việt Nam dự kiến đạt khoảng 4 tỷ USD cho cả năm.

 

2.jpg
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

 

Thu giữ gần 1 tấn sụn gà không rõ nguồn gốc

Theo thông tin từ Bộ Công An, chiều 21/8/2018, Trạm Cảnh sát giao thông Phú Lộc, Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, đơn vị đã bàn giao cho Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế gần 1 tấn sụn gà không có hóa đơn chứng từ nguồn gốc để xử lý theo thẩm quyền.

Trước đó, trong lúc tuần tra kiểm soát làm nhiệm vụ tại Km 861+500 thuộc địa phận thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phát hiện xe tải biển kiểm soát 43C-10825 có nhiều biểu hiện nghi vấn do Lê Anh Tuấn (SN 1985, trú tại quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) làm lái xe nên đã ra tín hiệu dừng xe kiểm tra.

Qua kiểm tra, Tổ công tác phát hiện trên xe chở 12 thùng xốp bên trong chứa 840kg sụn gà. Lái xe Tuấn không xuất trình được các giấy tờ liên quan cũng như giấy phép kinh doanh liên quan đến lô hàng này. Vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ.

 

3.jpg
12 thùng sụn gà lậu vận chuyển trên ôtô bị phát hiện và thu giữ. (Ảnh IT)

 

Khoai tây Trung Quốc "hô biến" thành hàng Đà Lạt

Sáng nay (22/8), lực lượng Cảnh sát kinh tế, Công an TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) đã bắt quả tang thêm một vụ mạo danh thương hiệu khoai tây Đà Lạt bằng cách trộn đất đỏ vào khoai tây Trung Quốc để bán ra thị trường.

Kiểm tra đột xuất cơ sở của bà Nguyễn Thị Kim Hiệp, tại số 340 Tự Phước, phường 11, TP Đà Lạt, cơ quan chức năng đã phát hiện một lượng lớn khoai tây trong tổng số 4 tấn khoai tây có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc đã được nhuộm đất Đà Lạt, cùng với các tang vật tại hiện trường là máy trộn, đất đỏ dùng để nhuộm màu cho khoai.

4.jpg

Cơ quan chức năng tỉnh LâmĐồng bắt quả tang hành vi trộn đất đỏ để khoai tây Trung Quốc "biến" thành khoai tây Đà Lạt (Ảnh: Báo Người lao động)

 

Theo trình bày của bà Hiệp, việc rửa và đấu trộn đất đỏ vào khoai tây Trung Quốc là làm theo yêu cầu đặt hàng của các cơ sở chợ đầu mối tại Quận Thủ Đức, TP HCM. Sau khi thực hiện xong qui trình nhuộm đất đỏ, khoai tây sẽ được đóng gói và bán ra thị trường với giá 8.500 đồng/kg. Cũng theo bà Hiệp, mỗi tháng, cơ sở của bà cung cấp từ 6 đến 12 tấn khoai tây Trung Quốc đã nhuộm đất đỏ Đà Lạt về các chợ đầu mối tiêu thụ.

Trước đó, vào chiều qua (21-8), đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Lâm Đồng gồm Đội Cảnh sát Kinh tế, Công an thành phố Đà Lạt và các đơn vị liên quan cũng đã phát hiện tại cơ sở của bà Đoàn Thị Chè, quầy kinh doanh 19, Chợ nông sản Đà Lạt có một nhóm lao động đang thực hiện đấu trộn đất đỏ vào khoai tây Trung Quốc.

Cơ quan chức năng đã lập biên bản tạm giữ các tang vật để tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi gian lận thương mại, hô biến khoai tây Trung Quốc thành khoai tây Đà Lạt.

Giá cà phê ngày mất đà xuống dưới 33.000 đồng/kg
Giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên ngày 24/8/2018 tiếp tục lao dốc thêm 300 đồng/kg chốt ở 32.700 – 33.500 đồng/kg (lúc 9h sáng). Tại cảng TPHCM, cà phê robusta trừ 17 USD xuống mức 1.421 USD/tấn (FOB).Thị trường robusta thế giới tiếp tục sụt giảm đẩy thị trường cà phê trong nước xuống mức thấp mới. Cụ thể, giá thấp nhất ở 32.700 đồng/kg tại Lâm Đồng, và cao nhất ở 33.500 đồng/kg tại Gia Lai. Giá cà phê xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% tại cảng TP.HCM giao dịch ở mức 1.421 USD/tấn, trừ lùi 110 USD/tấn.5.jpgThu hoạch cà phê (Ảnh: MH)
Các hộ trồng cà phê robusta Việt Nam dự đoán rằng sản lượng vụ mùa năm nay sẽ tăng mạnh. Đây là thông tin tốt đối với các nhà sản xuất cà phê tan nhưng lại là tin xấu đối với những người nông dân bởi giá cà phê đang ở mức rất thấp do dư cung.

Nông dân trồng cà phê ở Đắk Lắk, khu vực trồng cà phê lớn nhất của Việt Nam, cho biết, năm nay điều kiện thời tiết thuận lợi kèm theo chương trình tái canh giúp sản lượng cà phê tăng mạnh.

Tuy nhiên, họ lo ngại với việc sản lượng cà phê đạt kỷ lục sẽ càng gây áp lực lên giá vốn đang ở mức rất thấp vì nguồn cung dư thừa. Đồng thời, các quốc gia trồng cà phê lớn khác như Indonesia, Brazil và Comlombia cũng đang tăng sản lượng càng khiến áp lực giá giảm thêm lớn.

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự đoán sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2018/19 đạt kỷ lục 29,9 triệu bao, tăng 2% so với niên vụ 2017/18. Tính từ đầu niên vụ cà phê 2017/2018 đến kỳ báo cáo, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 1.586.800 tấn (khoảng 26.446.600 bao).

 

Thanh Tâm (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Bảo hiểm nông nghiệp, “lá chắn” tài chính cho nông dân

    Bảo hiểm nông nghiệp, “lá chắn” tài chính cho nông dân

    Trong phiên giải trình mới đây tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, liên quan tới bảo hiểm nông nghiệp (BHNN), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho biết, sau bão Yagi (bão số 3), bộ đã thiết kế lại dự thảo để trình Bộ Tài chính sửa đổi Nghị định 58 về BHNN. Chưa bao giờ chúng tôi thấy BHNN cần thiết như sau bão Yagi.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Quảng Nam định hướng đưa sâm Ngọc Linh thành Thương hiệu quốc gia

    Quảng Nam định hướng đưa sâm Ngọc Linh thành Thương hiệu quốc gia

    Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết vừa ký ban hành Nghị quyết số 40-NQ/TU về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.

Top