Trong thời đại mạng xã hội phát triển mạnh như hiện nay, khi thông tin xấu, độc, sai sự thật có thêm không gian để lan nhanh và tác oai, tác quái thì mức độ tổn thương của doanh nghiệp niêm yết càng lớn.
Thông tin "bẩn" làm hại doanh nghiệp
Tình trạng những kẻ bất lương “đánh” vào các ngành nông nghiệp, thực phẩm, gây sợ hãi cho người tiêu dùng qua báo chí đã khởi phát từ 15 năm trước, với cách thức bị gọi là “truyền thông bất lương” và thành “mốt” sau này với sự phát triển của mạng xã hội.
Tháng 7/2005, các tờ báo đăng tin một tổ chức ở Bỉ cáo buộc nước tương Chin-su chứa 3-MCPD, sau đó là chiến dịch truyền thông rầm rộ về nguy cơ chất này gây ung thư. Tháng 10/2016, Hội Bảo vệ Người tiêu dùng, một cách “tự phát” đã mang cả trăm mẫu mắm đi kiểm nghiệm. Kết quả là nước mắm truyền thống có chỉ số asen vượt ngưỡng. Tuy nhiên, chuyện asen trong mắm truyền thống là asen hữu cơ, vô hại bị lờ đi. Truyền thông lại rầm rộ thạch tín - asen độc hại, chết người,... Hàng loạt nhãn nước mắm truyền thống Việt bị đẩy ra trước vực thẳm.
Cuối năm 2012, hàng ngàn người trồng chuối ở Quảng Ngãi lâm vào cảnh khốn đốn khi đặc sản chuối ở đây bị tẩy chay vì nghi ngờ có chất gây ung thư, phải đem cho bò ăn hoặc để thối ngoài vườn.
Cùng với chuối, bưởi Việt Nam cũng cũng từng bị “bức tử”. Thông tin ăn bưởi có nguy cơ ung thư bắt đầu từ tháng 7/2007 do BBC New và Daily Mail (Anh) đăng tải, dựa trên kết quả khảo sát của Đại học Nam California và Hawaii (Mỹ). Mặc dù bưởi trong nghiên cứu là bưởi chùm ở một số nước châu Mỹ, không liên quan gì tới bưởi Việt Nam, nhưng cách thức đưa tin của truyền thông Việt Nam đã khiến người nông dân Việt rớt nước mắt vì bao mùa bưởi thất thu oan uổng.
Ngoài ra, còn đầy rẫy những thông tin “luộc ngô bằng bột thông cống”, “nước phở Hà Nội được chế sẵn từ nước luộc và ép các loại thịt ôi thiu làm ruốc”,…gây bao hoảng loạn trong xã hội.
Gần đây và gây thiệt hại không thể đo đếm, đoán lường là tin thất thiệt trên mạng xã hội Facebook. Cụ thể, một tài khoản Facebook cá nhân đã đăng tải một số hình ảnh được cho là danh sách nhập khẩu nguyên liệu của Vinamilk, phần lớn trong số này là bột sữa gầy, dẫn tới những chia sẻ, bình luận tiêu cực về chất lượng sản phẩm.
Vinamilk lên tiếng về nguồn nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm sữa
Để minh oan cho chính mình, mới đây nhất Công ty CP Sữa Việt Nam- Vinamilk phát đi thông cáo về nguồn nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm sữa.
Theo đó, Vinamilk khẳng định, nguyên liệu sữa được Vinamilk nhập khẩu để sản xuất sữa bột đều có xuất xứ/nguồn gốc 100% từ các nước Mỹ, Úc, New Zealand, EU và Nhật Bản.
Vinamilk khẳng định, Công ty là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa hàng đầu tại Việt Nam với đa dạng các dòng sản phẩm như sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa tươi, sữa chua, sữa đặc, kem, phô mai…
Trong những ngày gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin không chính xác, thất thiệt về hoạt động nhập khẩu nguyên liệu của Vinamilk.
“Để sản xuất các sản phẩm sữa bột (trẻ em và người lớn) và bột dinh dưỡng: Ngoài việc sử dụng các nguyên liệu trong nước, Vinamilk đồng thời thực hiện việc nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu”- ông Phan Minh Tiên, Giám đốc điều hành Công ty CP Sữa Việt Nam khẳng định.
Cũng theo thông cáo phát đi, Vinamilk cho hay, đối với các sản phẩm sữa bột, Vinamilk đang đứng đầu thị trường trong nước về sản lượng và doanh số bán ra của ngành hàng sữa bột trẻ em.
Công ty cũng xuất khẩu sản phẩm đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, sữa bột trẻ em là một trong những sản phẩm thế mạnh. Nguyên liệu sữa được Vinamilk nhập khẩu để sản xuất sữa bột đều có xuất xứ/nguồn gốc 100% từ các nước Mỹ, Úc, New Zealand, EU và Nhật Bản.
Ngoài ra, về vùng nguyên liệu sữa tươi, Vinamilk thông tin, để phục vụ sản xuất các sản phẩm sữa tươi, Công ty đã và đang đẩy mạnh phát triển vùng nguyên liệu.
Công ty đang sở hữu 12 trang trại bò sữa, hợp tác và ký hợp đồng trực tiếp với 6.000 hộ chăn nuôi bò sữa; quản lý gần 130.000 con bò với sản lượng sữa tươi nguyên liệu bình quân từ 950 tấn -1.000 tấn/ngày.
“Tất cả các sản phẩm sữa tươi của Vinamilk đều được sản xuất từ 100% sữa tươi nguyên liệu, đảm bảo tuân thủ theo quy định của Bộ NN&PTNT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm sữa tươi nguyên liệu"- ông Tiên khẳng định.
Hơn nữa, các sản phẩm sữa tươi nhãn hiệu Vinamilk 100% hiện đang đứng đầu về sản lượng và doanh số bán ra trong phân khúc sữa tươi, ngành hàng sữa nước.
Hơn 5.500 tỷ đồng "bốc hơi"
Từ những thực tế trên có thể thấy rằng, việc thông tin xấu độc làm hại doanh nghiệp đang diễn ra ngày một nhiều hơn. Điều này tác động tiêu cực đến uy tín, tình hình kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp.
Cụ thể, Kết thúc phiên giao dịch chứng khoán ngày 2-12, vốn hóa của Vinamilk (mã VNM) “bốc hơi” 5.573 tỷ đồng sau tin đồn thất thiệt về hoạt động của doanh nghiệp này bất chấp việc Vinamilk đã nhanh chóng gửi thông tin bác bỏ. Đây không phải là lần đầu tiên Vinamilk phải đối mặt với các thông tin chưa rõ ràng, gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp này.
Không riêng Vinamilk phải điêu đứng với những tin đồn thất thiệt mà rất nhiều doanh nghiệp niêm yết khác trên thị trường chứng khoán cũng từng rơi vào hoàn cảnh bi đát tương tự. Trong thời đại mạng xã hội phát triển mạnh như hiện nay, khi thông tin xấu, độc, sai sự thật có thêm không gian để lan nhanh và tác oai, tác quái thì mức độ tổn thương của doanh nghiệp niêm yết càng lớn.
Mặc dù, đã có nhiều biện pháp để ngăn chặn tình trạng này. Tuy nhiên, chế tài cũng chỉ là một mặt của vấn đề, để hoạt động trên mạng xã hội lành mạnh, giảm tác động xấu thì giáo dục là giải pháp căn cơ. Mỗi người dân cần được “trang bị” khả năng phân biệt thông tin sai, thông tin giả, có khả năng đấu tranh, phản biện với những thứ “rác” đó.
Đương nhiên, “bộ lọc” của mỗi người mỗi khác nên sự giám sát, vào cuộc của cơ quan chức năng và quan trọng hơn là sự minh bạch, kịp thời của thông tin là rất quan trọng. Với những vụ việc như của Vinamilk, rất cần cơ quan chức năng làm rõ động cơ, mục đích của những người tung thông tin suy diễn, sai sự thật; xử lý nghiêm minh nếu có vi phạm để làm gương.
Nếu chúng ta không nhanh chóng có những giải pháp mang tính pháp lý mạnh mẽ với vấn nạn tin giả thì sẽ còn rất nhiều những thảm kịch gây nên bởi thông tin thất thiệt, sẽ còn rất nhiều những doanh nghiệp sẽ phải trong cảnh điêu đứng như Vinamilk…
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.