Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 11 tháng 4 năm 2014 | 3:28

Đông Anh: “Ngâm tôm” ước mơ làm giàu của người dân!?

KTNT- Với ước mơ thực hiện mô hình trồng hoa xuất khẩu, làm giàu trên mảnh đất quê hương, anh Phạm Minh Long, thôn Văn Thượng, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã làm đề án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, gần 2 năm, kể từ ngày anh gửi hồ sơ lên Phòng Kinh tế huyện, đến nay chưa nhận được bất cứ phản hồi nào, trong khi đồng ruộng phải bỏ hoang.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giúp người dân phát triển kinh tế nâng cao thu nhập là chủ trương của Đảng và Nhà nước nói chung cũng như thành phố Hà Nội nói riêng. Việc khuyển khích người dân chuyển đổi từ những cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây có hiệu quả cao đã và đang được áp dụng, phổ biến mạnh mẽ ở Hà Nội, thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới ở các địa phương.



Nguyện vọng thực hiện mô hình trồng hoa xuất khẩu trên chính mảnh đất của gia đình là chính đáng và đã được chính quyền địa phương cấp xã hoàn toàn ủng hộ. Tuy nhiên, không hiểu lí do tại sao, gần 2 năm trôi qua, UBND huyện Đông Anh chưa thể phê duyệt dự án. 

Theo phản ánh của anh Phạm Minh Long, hai mảnh đất tại thôn Văn thượng của gia đình anh đã có giấy quyền sử dụng đất mang số BI959493 cấp ngày 8/5/2012 và BI914195 cấp ngày 19/6/2012 với tổng diện tích 593,3 m2. Trước đây, số đất này được anh Long dùng để trồng lúa nhưng do năng suất kém nên thu nhập hàng năm không được bao nhiêu, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn.

Sau khi đi tham quan nhiều mô hình sản xuất hoa, quả đặc sản trồng trong nhà kính của các tỉnh Bắc giang, Quảng Trị và các khu vực ngoại thành Hà Nội như Gia Lâm và nghiên cứu mô hình canh tác tại địa phương, anh nhận thấy mô hình trồng các loại hoa trong nhà kính mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3 đến 4 lần so với mô hình sản xuất hiện nay.

Bởi vậy, anh Long đã lập đề án thí điểm chuyển đổi mô hình trồng lúa sang trồng hoa xuất khẩu trình các cấp chính quyền địa phương phê duyệt vào cuối năm 2012, trong đó có phòng Kinh tế huyện Đông Anh. 

Tuy nhiên, ngoài động thái của UBND xã Xuân Canh đã tiến hành họp và nhất trí 100% chủ trương chuyển đổi mô hình từ trồng lúa sang trồng hoa xuất khẩu. Phía Đảng ủy xã Xuân Canh giao cho UBND xã chủ động lập hồ sơ báo cáo lên UBND huyện Đông Anh phê duyệt cho phép UBND xã và hộ gia đình ông Phạm Minh Long được chuyển đổi mô hình trồng lúa sang trồng hoa, thì huyện Đông Anh không có bất cứ phản hồi nào, mặc dù đã tiếp nhận hồ sơ – anh Long, cho biết.

Tiếc vì ước mơ ấp ủ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương chưa thành hiện thực, diện tích đất phải bỏ hoang nhiều năm mà không thể tiến hành trồng hoa để thu lợi kinh tế, khoảng tháng 3/2014, anh Long tiếp tục lên phòng Kinh tế UBND huyện Đông Anh để hỏi thì được Phòng kinh tế cho biết, hồ sơ của anh bị trả lại với lý do “quy mô nhỏ, không phù hợp”!?.




Theo anh Long, việc UBND huyện Đông Anh “ngâm tôm” hồ sơ của anh gần 2 năm qua mà không có bất cứ phản hồi gì, rồi đùng một cái họ trả lại hồ sơ vì cho rằng quy mô nhỏ là không hợp lí, thiếu thuyết phục, gây ảnh hưởng đến quyền lợi, lợi ích cũng như mong muốn phát triển kinh tế trên chính mảnh đất quê hương của gia đình anh, trong khi Đảng và Nhà nước đang rất khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng đất kém hiệu quả…

Liên quan đến sự việc trên, ông Hà Văn Khanh – Phó chủ tịch UBND huyện Đông Anh cho biết, UBND huyện Đông Anh hoàn toàn ủng hộ chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chúng tôi đã bỏ tiền để làm đề án chuyển đổi cho từng xã. 

Tuy nhiên, đối với trường hợp chuyển đổi cây trồng kém hiểu quả sang trồng cây có hiệu quả kinh tế cao phải thực hiện đúng quy hoạch, tức không được phép xây dựng, làm nhà xưởng trên đất mà chỉ đơn thuần là người dân trồng cây, hoa trên diện tích đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Việc xây dựng nhà kính, có quy mô là chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải trình hồ sơ dự án lên cấp thành phố vì UBND huyện không có thẩm quyền cho phép. 

Để đảm bảo quyền lợi, lợi ích cho người dân cũng như tránh khiếu kiện, đề nghị UBND huyện Đông Anh nhanh chóng vào cuộc xem xét, giải quyết, hướng dẫn gia đình ông Phạm Minh Long thực hiện dự án theo đúng quy định phát luật.

Thành Vinh
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top