KTNT - Gần đây, tình trạng sạt lở tại một số khu vực ven sông thuộc địa bàn thôn Đông Hoà, xã Tịnh Giang (Sơn Tịnh - Quảng Ngãi) diễn ra khá nghiêm trọng, gây thiệt hại nặng cho sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, sạt lở đang đe doạ con đường độc đạo nối thôn Đông Hoà với Tỉnh lộ 632, khiến hơn 480 hộ dân (2.750 khẩu) có nguy cơ bị cô lập.
Đông Hoà có 512ha đất tự nhiên; đất nông nghiệp khá phì nhiêu và màu mỡ do được phù sa bồi đắp. Ngoài lúa, hoa màu, thôn còn là một trong những vùng nguyên liệu mía trọng điểm của tỉnh. Để tạo thuận lợi cho việc vận chuyển mía và nông sản, năm 2001, Công ty cổ phần Mía đường Quảng Ngãi đã đầu tư hơn 2 tỉ đồng để làm tuyến đường nhựa độc đạo nối Đông Hoà với Tỉnh lộ 623, với tổng chiều dài 3,9km. Ông Huỳnh Hùng, người dân trong thôn kể: “Khi chưa có con đường này, việc đi lại của người dân rất khó khăn và cực khổ, nhất là vào mùa mưa, ảnh hưởng tới việc tiêu thụ nông sản. Từ khi con đường được nâng cấp và nhựa hoá, chỉ cần gọi một tiếng là vài phút sau ôtô có thể đến tận nơi thu mua”.
Tuy nhiên, do một bên là sông Giang, bên kia là suối Bàng Thang nên con đường này đang bị đe dọa, nguy cơ sạt lở khá cao. Người dân ở đây cho biết, vài năm gần đây, cứ vào mùa mưa lũ là dòng sông Giang lại “nuốt” hàng mét đất và đang tiến dần vào khu dân cư. Đầu tiên là mất bờ tre, đất sản xuất, tiếp đến là hoa màu, cây cối. Hiện, điểm sạt lở nghiêm trọng nhất chỉ còn cách tuyến đường chưa đầy 30cm.
Được biết, để hạn chế phần nào tốc độ sạt lở tại khu vực trên, chính quyền và người dân địa phương đã triển khai nhiều biện pháp như trồng tre, đóng cọc... để giữ đất nhưng không mấy tác dụng.
Ông Trần Phước Hoà, Chủ tịch UBND xã Tịnh Giang thở dài: “Xã đã nhiều lần báo cáohuyện nhưng đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Nếu các cấp, ngành không sớm có giải pháp xây dựng kè thì con đường này sớm muộn sẽ bị nước lũ cuốn trôi. Ngoài thiệt hại về tiền của, cuộc sống của hàng ngàn người dân Đông Hoà sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng”.
Hoàng Trà
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.