Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 29 tháng 11 năm 2020 | 16:10

Đồng Tháp: Mẹ và con xào xáo tranh chấp đất hương hỏa

Ông nội và cha mất đi nhưng không để lại bản di chúc. Để rồi từ đó tình nghĩa máu mủ mẹ con ruột rà đã đường chia đôi ngã vì tranh chấp đất hương hỏa của họ tộc. Sự việc đáng buồn này xảy ra ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.

Ngày 28/7/2020, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã thụ lý vụ án dân sự số 28/2020/TLST-DS, về việc Tranh chấp về dân sự thừa kế tài sản.

Theo đó, Huỳnh Thị A (sinh năm 1949) đã kiện ông Trần Tấn Tài (sinh năm 1977). Cả hai cùng ở ấp Long Bửu, xã Hòa Long, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.

Bà A yêu cầu Tòa án giải quyết về nguồn gốc đất của gia đình bên chồng bà A. Cụ thể là đất đai của ông Trần Văn Vui (cha chồng bà A) để lại cho ông Trần Văn Bá (từng là chồng bà A). Cả ông Vui và ông Bá đều đã mất. Khi mất đều không để lại di chúc. Trong khi đó, bà A cho rằng bản thân bà có quyền thụ hưởng.

Tài sản ông Bá để lại gồm các phần đất thuộc tờ bản đồ số 50 là: thửa số 68 diện tích 835m2, thửa số 72 diện tích 6567m2, thửa số 78 diện tích 1454m2. Và thửa số 24 diện tích 3502,1m2, thuộc tờ bản đồ số 55, là phần đất ở nông thôn và đất cây lâu năm, hiện chưa được ông Bá đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bà A và ông Bá chung sống với nhau vào năm 1967 và có tổng cộng 8 người con.

Bà A yêu cầu cần phải chia di sản thừa kế của ông Bá đối với các phần đất gồm: thửa đất số 68, thửa đất số 72, thửa đất số 78, thửa đất số 24 cho tất cả các con được hưởng phần di sản thừa kế của ông Bá theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, bà A yêu cầu được tiếp tục quản lý sử dụng nhà và đất tại thửa 72, tờ bản đồ số 50, diện tích 6567m2.

Tuy nhiên, đến ngày 29/9/2020, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

 

Nhưng những tranh chấp không dừng lại ở đó...

Theo tìm hiểu, phần đất tranh chấp giữa bà A và ông Tài thuộc thửa 24 tờ bản đồ số 55, diện tích 3502,1m2. Phần đất này chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện trạng trên đất có 2 căn nhà và 1 phần đất trống ngay giữa hai căn nhà của ông Tài và bà Trần Thị Thúy Sơn (chị ông Tài).

Theo như phản ánh của ông Tài, thì từ tháng 9/2020, bà A đã có nhiều hành vi xâm chiếm đất này.

Căn nhà ở giữa đánh dấu là do bà A xâm chiếm
Căn nhà ở giữa đánh dấu là do bà A tự ý xâm chiếm

Ông Tài nhớ lại, vào ngày 18/11/2020, bà A đã tiến hành xây dựng lấn chiếm trên mảnh đất này. "Tôi đã phải bỏ công ăn việc làm ở công ty về giải quyết. Do làm công nhân, nên thời gian xin nghỉ được ít. Sáng ngày 20/11/2020 tôi phải trở về lại Sài Gòn. Thì trong tối cùng ngày, bà A lại tiếp tục tiến hành xây dựng xâm chiếm đất này", ông Tài bức xúc phản ánh tiếp.

Bao nhiêu lần ông Tài và các thành viên trong họ tộc phản đối, thì cũng bấy nhiêu lần bà A mặc kệ tất cả để làm theo ý mình.

Căn nhà ở giữa nơi bà A tự ý xây dựng
Căn nhà ở giữa nơi bà A tự ý xây dựng

Không hoàn thành nghĩa vụ của người con, người vợ, người mẹ...

Ông Tài tâm sự mình là cháu nội của ông Trần Văn Vui, con của ông Trần Văn Bá.

Ông đã sống trên mảnh đất 72/LB, ấp Long Bửu, xã Hòa Long, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp từ thuở nhỏ đến giờ. Mảnh đất này là đất hương hỏa do ông Vui để lại nhằm lo cho hương hỏa dòng họ Trần.

"Đối với gia tộc họ Trần, thì bà A không có quyền trong mảnh đất này nếu xét về mặt pháp luật cũng như xét cả tình lẫn lý. Bởi vì hơn 30 năm, bà A không làm trong vai trò trách nhiệm của người con đối với ông nội tôi là ông Trần Văn Vui. Bà A cũng không thực hiện tròn trách nhiệm của người vợ đối với cha tôi là ông Trần Văn Bá. Và bà A càng không làm tròn trách nhiệm của một người mẹ đối với tôi cũng như các chị em tôi. Với một người như vậy, thì không xứng đáng và không có quyền thừa hưởng gì đối với mảnh đất này", ông Tài nói.

Ông Tài đang trình bày sự việc với phóng viên
Ông Tài đang trình bày sự việc với phóng viên

Ông Tài cũng cung cấp thêm chi tiết, là hơn 30 năm, bà A đã sống riêng, đã ly thân với ông Bá, không còn sống trên mảnh đất này với cha con ông Tài.

Chưa kể hơn 4 năm trước, khi ông Bá mất, chỉ có ông Tài và ba chị em gái khác xúm lại lo liệu mọi thứ trong đám tang. Còn bà A tuyệt đối không có sự góp sức. Kể cả đám tang của ông Vui hay các hoạt động giỗ chạp khác của họ Trần, bà A đều ngó lơ, không có trách nhiệm, không có đóng góp vào hoạt động của dòng họ. Trong suốt 3 lần giỗ ông Bá, bà A cũng không đóng góp vai trò và trách nhiệm gì.

 

 

 

Trường Sơn
Ý kiến bạn đọc
Top