Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 14 tháng 3 năm 2022 | 21:27

Đồng Tháp phấn đấu có trên 50 sản phẩm được công nhận OCOP

Năm 2022, phấn đấu có ít nhất 50 sản phẩm mới được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao trở lên.

Năm 2022, Đồng Tháp tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) góp phần chuyển dịch kinh tế, nâng cao đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới; bảo vệ môi trường, bảo tồn các giá trị truyền thống tốt đẹp, nâng cao khả năng cạnh tranh các sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.

 

Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tỉnh Đồng Tháp. Ảnh tư liệu

 

Kế hoạch Triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm năm 2022 đề ra mục tiêu phấn đấu duy trì 100% cán bộ quản lý Chương trình OCOP các cấp được đào tạo tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý, triển khai thực hiện chương trình và 100% các doanh nghiệp, Hợp tác xã, chủ hộ có đăng ký sản xuất kinh doanh tham gia Chương trình OCOP được đào tạo, tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý, kinh doanh.

Năm 2022, có ít nhất 50 sản phẩm mới được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao trở lên. Tiếp tục chuẩn hoá 04 sản phẩm đã gửi hồ sơ dự thi đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp Quốc gia (Hạt sen sấy, Mít sấy của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nam Huy, Bánh phồng chay cao cấp hạt sen của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nguyên Hậu và Xoài sấy dẻo của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Công nghệ thực phẩm Việt Đức) đủ điều kiện công nhận sản phẩm 5 sao OCOP.

Phấn đấu có ít nhất 50% sản phẩm OCOP chứng nhận năm 2019 tham gia đánh giá, phân hạng lại năm 2022; có ít nhất 05 sản phẩm được chứng nhận năm 2020 – 2021 được chuẩn hoá nâng hạng lên 4 sao và tiềm năng 5 sao.

Đồng thời, triển khai thực hiện 02 mô hình chỉ đạo điểm (Dự án làng văn hoá Sa Đéc; Dự án các sản phẩm từ sen, huyện Tháp Mười); xây dựng Dự án phát triển sản phẩm xoài chế biến - Cao Lãnh sau khi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt thực hiện giai đoạn 2022 - 2025.

Phấn đấu hỗ trợ ít nhất 50% số sản phẩm đạt chứng nhận OCOP được kết nối liên kết với các hệ thống siêu thị hoặc trung tâm thương mại; hỗ trợ 100% sản phẩm OCOP tỉnh được đưa lên ít nhất tại 01 sàn giao dịch thương mại điện tử trong nước. Thí điểm tổ chức vận hành Không gian Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo tỉnh Đồng Tháp đáp ứng nhu cầu cấp thiết của các dự án khởi nghiệp tạo nền tảng chuẩn hoá các sản phẩm tiềm năng OCOP.

 

dongthap.gov.vn

Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top