Dự án Florence Mỹ Đình - 28 Trần Hữu Dực, Nam Từ Liêm, Hà Nội được biết đến là sản phẩm nổi danh của hai “bà đỡ” Phục Hưng Holdings và Công ty Nhà Từ Liêm.
Thế nhưng ít ai biết được con đường “nhào lặn” khu trại lợn giống biến hóa thành tổ hợp chung cư cao cấp của những đại gia bất động sản này diễn ra như thế nào?
Qua nhiều “bàn tay nhào nặn” từ trại lợn giống, khu đất vàng bỗng chốc trở thành tổ hợp chung cư cao cấp Dự án Florence Mỹ Đình. Ảnh: (duanflorence.com.vn)
Khi đại gia “nhăm nhe” đất lợn giống
Dự án chung cư cao cấp Florence Mỹ Đình đang được thi công, xây dựng rầm rộ trên khu đất rộng gần 10.000m2 có địa chỉ tại lô X3 Cầu Diễn - 28 Trần Hữu Dực, có vị trí được xem là “đất vàng” khu vực Mỹ Đình, từ lâu được biết đến là đất do một công ty nhà nước quản lý và sử dụng, nay đang được xây dựng một dự án chung cư cao cấp khiến giới địa ốc và dư luận rất tò mò và quan tâm đến dự án này.
Cụ thể, từ năm 1959 khu đất này là trại lợn giống Cầu Diễn, sau đó được thành lập là Công ty TNHH MTV Giống Gia súc Hà Nội vào năm 2011, chủ yếu là hoạt động chăn nuôi. Nay được biết đến là Công ty Cổ phần Giống Gia súc Hà Nội (GGS).
Giới thiệu trên Website của mình, GGS cho biết năm 1971 sáp nhập ba đơn vị: Trại lợn giống Cầu Diễn, Nông trường chăn nuôi lợn Tây Mỗ, Trạm thụ tinh nhân tạo thành Công ty Lợn Giống Hà Nôi. Sau hàng chục năm phát triển, chuyển đổi và sáp nhập, gần đây năm 2011 được chuyển đổi Công ty TNHH NN MTV Giống gia súc Hà Nội thuộc UBND Thành phố Hà Nội thành Công ty TNHH MTV Giống gia súc Hà Nội. Và đầu năm 2016 thì chuyển đổi Công ty TNHH MTV Giống gia súc Hà Nội thuộc UBND Thành phố Hà Nội thành Công ty Cổ phần Giống gia súc Hà Nội.
Theo báo cáo tài chính của GGS, trong giai đoạn 2012-2014 trước thềm cổ phần hóa thì GGS hoạt động kinh doanh không mấy hiệu quả.
Tuy nhiên, GGS lại đang nắm giữ, quản lý và sử dụng một quỹ “đất vàng” tại khu vực Mỹ Đình khá lớn khoảng trên 8ha. Điều đáng chú ý, đó là công ty này được giao đất không thu tiền sử dụng đất.
Theo báo cáo tài chính của GGS, trong giai đoạn 2012-2014 trước thềm cổ phần hóa thì GGS hoạt động kinh doanh không mấy hiệu quả.
Tuy nhiên, GGS lại đang nắm giữ, quản lý và sử dụng một quỹ "đất vàng" tại khu vực Mỹ Đình khá lớn khoảng trên 8ha. Điều đáng chú ý, đó là công ty này được giao đất không thu tiền sử dụng đất.
Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp tại 30/9/2014 của Công ty GGS thể hiện rõ tình hình cơ sở nhà đất của Công ty (chuyển đổi sang Công ty CP) được tiếp tục quản lý, sử dụng.
Theo bản công bố thông tin của GGS, cơ sở nhà đất của Công ty đang quản lý là đất được giao, chưa chuyển hình thức sang thuê đất, sau khi cổ phần sẽ chuyển hình thức thuê đất trả tiền hàng năm nên không tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa GGS.
Có lẽ vì lý do đó mà đất vàng do GGS nắm giữ nhanh chóng lọt vào tầm ngắm của các đại gia địa ốc đó là những Công ty Nhà Từ Liêm (NTL), Phục Hưng Holdings (PHC), trong đó có lô X3 rộng 9.900m2.
Điều đáng nói ở đây, đó là từ trước khi cổ phần hóa (năm 2012) liên doanh 4 cổ đông gồm NTL, PHC, GGS và Công ty Phát triển Tân Việt đã được UBND Thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án tổ hợp căn hộ, trung tâm thương mại trên khu đất X3 này.
Năm 2016, Nhà Từ Liêm và 3 đối tác trên đã lập ra Công ty Công ty Cổ phần Nhà Mỹ Xuân Hà Nội để thực hiện dự án “Tổ hợp nhà cao tầng kết hợp dịch vụ thương mại và văn phòng” tại điểm X3. Khi mới thành lập công ty này có vốn điều lệ 157 tỷ đồng. Trong đó, Công ty Nhà Từ Liêm là cổ đông lớn nhất với vốn góp gần 71 tỷ đồng (tương đương 45% vốn). Kế đến là Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings nắm giữ 25%, tương đương khoảng 39 tỷ đồng. (1)
Cuộc tháo chạy của Công ty Nhà Từ Liêm “khỏi con gà đẻ trứng vàng”
Từ đất Nhà nước giao, Phục Hưng Holdings “biến” thành dự án căn hộ cao cấp như thế nào?
Đầu tư hàng chục tỷ đồng và có tham vọng góp vốn thành lập ra Công ty CP nhà Mỹ Xuân Hà Nội để thực hiện các dự án bất động sản đình đám, sở hữu những vị trí đắc địa, đất vàng của Hà Nội nhưng không hiểu vì sao đúng một năm sau khi góp vốn thành lập, Lideco đã rút sạch vốn tại Công ty Cổ phần Nhà Mỹ Xuân Hà Nội.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017, ban lãnh đạo Công ty Nhà Từ Liêm chia sẻ, dự án X3 là có tiềm năng. Với giá thành 16-17 triệu đồng/m2 nhưng X3 hoàn toàn có thế bán ra ở mức 25-26 triệu đồng/m2. Tuy vậy, nhóm cổ đông trong liên doanh dự án X3 không có sự đồng thuận về những khoản chi bắt buộc.
Có lẽ đây cũng là lý do Công ty Nhà Từ Liêm đã bán phần vốn góp của mình cho đối tác. Theo tìm hiểu của chúng tôi, vào đầu quý 3/2017, toàn bộ vốn góp của NTL tại Nhà Mỹ Xuân Hà Nội đã được Công ty CP xây dựng Phục Hưng Holdings mua lại.
Ngày 06/10/2017, Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings do ông Cao Tùng Lâm làm Chủ tịch HĐQT đã ban hành Nghị quyết số 06 NQQ/2017/PHC-HĐQT quyết nghị mua lại toàn bộ cổ phần của Lideco tại CTCP Nhà Mỹ Xuân Hà Nội để tăng sở hữu từ 25% cổ phần lên 70%, hiện tại là 79% vốn.
Như vậy, với việc Công ty Nhà Từ Liêm rút sạch vốn, hiện Công ty Cổ phần Nhà Mỹ Xuân Hà Nội được sở hữu bởi các cổ đông là Công ty Cổ phần Giống gia súc Hà Nội, Công ty Cổ phần Phát triển Tân Việt, Công ty Cổ phần Xây dưng Phục Hưng Holdings.
Hiện nay, ghế Chủ tịch HĐQT Nhà Mỹ Xuân đã chuyển do ông Cao Tùng Lâm, sinh năm 1971. Ông Lâm cũng là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
Ông Lâm có quê quán tại xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, Nghệ An, có bằng Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh - Đại học Griggs - Hoa Kỳ vào năm 2010. (2)
Phục Hưng Holdings là ai mà có thể biến đất vàng Nhà nước thành chung cư cao cấp?
Dự án Florence Mỹ Đình có tổng diện tích mặt sàn khoảng gần 65.000m2, 3 tầng hầm, 25 tầng nổi với khoảng 480 căn hộ với tổng mức đầu tư khoảng 668 tỷ đồng. Điều đáng nói, dù dự án thực hiện tới 668 tỷ nhưng Công ty Công ty Cổ phần Nhà Mỹ Xuân Hà Nội, chủ đầu tư dự án chỉ có vốn điều lệ dưới 200 tỷ đồng.
Nhiều ý kiến cho rằng, Công ty Cổ phần Nhà Mỹ Xuân Hà Nội với danh nghĩa là chủ đầu tư dự án Florence Mỹ Đình nhưng “người đứng sau” và là bản chất chính là Phục Hưng Holdings, vậy doanh nghiệp bất động sản này là ai?
Phục Hưng Holdings được thành lập từ năm 2001 và đến năm 2003 là một trong những thành viên của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam (Constrexim Holding), tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng Phục Hưng. Trong những năm đầu, Phục Hưng chỉ là nhà thầu phụ cho các công trình công nghiệp như Nhà máy Xi măng Tam Điệp (Ninh Bình), Nhà máy Xi măng Sông Thao (Phú Thọ), Nhà máy Xi măng La Hiên (Thái Nguyên)...
Thực hiện các dự án với tổng mức đầu tư lên tới hàng nghìn tỷ nhưng Phục Hưng Holdings chỉ có vốn hơn 200 tỷ đồng.
Đến thời điểm 31/12/2017, tức sau 17 năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, nhà thầu, Phục Hưng Holdings có vốn điều lệ ở mức là 208 tỷ đồng do ông Cao Tùng Lâm làm Chủ tịch HĐQT.
Đến năm 2010, Phục Hưng Holdings chính thức “lấn sân” sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản bằng việc chuyển mình từ nhà thầu chính trở thành nhà đầu tư chung cư The Light (Tố Hữu, Hà Nội), dự án này đã bị Thanh tra Chính phủ chỉ ra thoái vốn lỗ với số tiền 40,6 tỷ ở Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel).
Đến nay, được cho là doanh nghiệp bất động sản “có tiếng” ở Hà Nội nên Phục Hưng Holdings liên tiếp thâu tóm các dự án bất động sản khác với mức đầu tư lên đến hàng trăm tỷ đồng như: Dự án Florence Mỹ Đình (668 tỷ đồng); Dự án Khu thương mại dịch vụ nhà ở Hoàn Cầu – Thị xã Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng mức đầu tư 250 tỷ đồng; Dự án Tháp Phục Hưng Tower – Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có tổng mức đầu tư 300 tỷ đồng; Dự án Khu đô thị Phục Hưng, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng mức đầu tư 350 tỷ đồng...
Điều đáng nói, với nguồn vốn mỏng chỉ là 208 tỷ đồng nhưng Phục Hưng Holdings lại đang đầu tư vào hàng loạt dự án lên tới hàng nghìn tỷ đồng, khiến dư luận nghi ngờ về khả năng thực hiện các dự án của công ty này. Vậy mới đang xảy ra câu chuyện chủ đầu tư dự án Florence Mỹ Đình rao bán dự án khi chưa đủ điều kiện.
Ngoài ra, Phục Hưng Holdings không chỉ đầu tư vào hàng loạt dự án bất động sản hàng nghìn tỷ mà còn là nhà thầu của rất nhiều dự án khác. Theo đánh giá, việc đầu tư dàn trải này có thể sẽ làm cho Phục Hưng Holdings lâm vào tình trạng thiếu vốn nên phải huy động bằng việc nhận đặt cọc, rao bán dự án khi chưa đủ điều kiện mở bán.
Theo báo cáo tài chính Công ty mẹ quý 4/2017 của Phục Hưng Holdings, đến thời điểm ngày 31/12/2017, nợ phải trả của công ty này là 868,6 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn lên tới 800 tỷ đồng (nợ sắp đáo hạn), nợ dài hạn chỉ vọn vẹn hơn 68 tỷ đồng.
Như vậy, với nguồn vốn mỏng nhưng Phục Hưng Holdings hiện đang là nhà thầu của rất nhiều dự án bất động sản đình đám, vượt cả số vốn hiện có thì dư luận đang nghi ngờ về năng lực thực hiện của Công ty. (3)
Nguồn:
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.