Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 4 tháng 4 năm 2017 | 8:2

Dự án khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử: Cần làm rõ địa vị pháp lý của người dân

KTNT - Tháng 6/2016, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định số 831/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động. Đồng bào rất đồng tình và ủng hộ với hy vọng cuộc sống sẽ có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, chưa thấy “sung sướng”, người dân ở đây đã phải chịu cảnh “tan nhà nát cửa” bởi chính quyền tổ chức cưỡng chế các công trình xây dựng trên đất của họ đã có từ trước, gây bức xúc dư luận.

Công trình xây dựng của người dân bị đập phá tan hoang.

Sai phạm trong tổ chức cưỡng chế

Theo phản ánh của bà Trần Thị Nhị (thôn Đồng Thông, xã Tuấn Mậu), gia đình bà đã sinh sống trên mảnh đất này trên dưới 20 năm. Tích cóp được ít tiền, gia đình bà xây được một căn nhà mái bằng để sinh sống; đầu năm 2016, bà làm thêm một mái tôn che phần sân phía bên trái nhà để dụng cụ lao động và sản xuất. Công trình này được xây dựng trước khi có Quyết định phê duyệt Quy hoạch xây dựng Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử. Gia đình bà cũng đã ký cam kết không xây dựng mới các công trình khi dự án đã được phê duyệt.

Cuối năm 2016, UBND xã Tuấn Mậu cho rằng, công trình nhà bà Nhị xây dựng là vi phạm, yêu cầu bà dỡ bỏ. Chấp hành yêu cầu đó, gia đình bà đã tự nguyện dỡ bỏ phần xây dựng được cho là “vi phạm”. Việc làm này đã được UBND huyện Sơn Động có văn bản khen ngợi. Điều làm cho bà bức xúc là, ngày 27/12/2016, UBND huyện và xã lại cho lực lượng tiến hành phá dỡ nhà kho chứa đồ thờ cúng của gia đình bà, thu giữ và đem đi một số đồ ấn phẩm Phật giáo và tượng Phật của nhà chùa gần đó gửi mà không lập bất cứ biên bản vi phạm hành chính nào, không có quyết định cưỡng chế.

Kiểu cưỡng chế này không chỉ được áp dụng với gia đình bà Nhị, gia đình bà Triệu Hữu Sáng còn “lạ đời” hơn bởi bà không biết mình sai phạm gì? Các công trình của gia đình bà đã xây dựng từ lâu, chỉ có lợp thêm mái thay thế cho mái cũ đã bị hỏng trước nhà, tuy nhiên xã đã ra quyết định xử phạt hành chính với mức phạt 2 triệu đồng. Khi gia đình không đồng tình với quyết định đó, UBND huyện Sơn Động lại ban hành ngay một quyết định xử phạt hành chính khác với mức phạt lên đến 23 triệu đồng và ban hành quyết định cưỡng chế đối với gia đình bà.

Điều gây bức xúc là, UBND huyện ban hành các quyết định cưỡng chế vào ngày 23/12/2016 thì chỉ sau 4 ngày, tức ngày 27/12/2016, chính quyền đã tổ chức một lực lượng hùng hậu đi đập phá các công trình xây dựng được cho là vi phạm, mặc dù các công trình này đều được xây dựng trước khi có phê duyệt dự án của tỉnh.

Đóng tiền thuế đất thổ cư… nhưng giấy chứng nhận mãi vẫn là đất trồng cây

Ông Ngô Văn Quý là một trong những người đến xã Tuấn Mậu lập nghiệp từ năm 1995, đã đóng thuế nhà đất có hóa đơn đỏ, nhưng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho dân ở đây chỉ là đất trồng cây ăn quả. Theo ông Quý, các địa bàn lân cận với Đông Thông đều đã được cấp đất thổ cư nhưng dân ở đây lại chưa được.

Không chỉ có gia đình ông Quý, nhiều hộ dân ở đây đều trong hoàn cảnh tương tự, đến ở từ rất lâu nhưng lại không được cấp đất thổ cư để làm nhà.

Đem thắc mắc này của các hộ dân gặp ông Bàn Văn Minh, Chủ tịch UBND xã Tuấn Mậu, ông Minh cho biết: “Đúng là bà con ở đây đã lâu nhưng vẫn chưa được cấp đất thổ cư để sinh sống. Việc chưa làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có đất thổ cư cho bà con là sai sót của chính quyền địa phương, chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm”.

Như vậy có thể khẳng định, theo Luật Đất đai, các hộ gia đình ở thôn Đồng Thông phải thuộc diện cấp đất thổ cư từ rất lâu, chứ không phải đến bây giờ vẫn còn là đất trồng cây lâu năm. Việc không được cấp đất thổ cư đã gây cản trở cho bà con ở đây trong quá trình sinh sống, xây dựng các công trình phục vụ cho sinh hoạt và làm ăn phát triển kinh tế. Nếu được cấp đất thổ cư thì các công trình xây dựng ở đây không phải xin phép, đồng nghĩa với việc các công trình xây dựng này không hề vi phạm pháp luật.

Dự án xây dựng Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử được người dân hoàn toàn ủng hộ, nhưng việc làm của chính quyền xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động lại không nhận được sự đồng tình của bà con ở đây. Giải quyết quyền lợi cho đồng bào thỏa đáng là trách nhiệm của chính quyền địa phương nếu không muốn người dân khiếu kiện kéo dài.

Phạm Ngọc Thủy

 

 

Bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top