KTNT - Dự án nâng cấp tuyến kênh tiêu Dâu do UBND huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) làm chủ đầu tư với tổng số vốn 13,764 tỷ đồng. Quá trình thi công chậm tiến độ cùng với những dấu hiện hư hỏng của công trình đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp của người dân nơi đây.
Công trình nâng cấp kênh tiêu Dâu có dấu hiệu hư hỏng khi chưa thi công xong.
Công trình nâng cấp kênh tiêu Dâu do Công ty TNHH Xây dựng Đức Hải (có trụ sở tại xã Quỳnh Yên, huyện Quỳnh Lưu) thi công, thời gian thực hiện hợp đồng là 12 tháng, kể từ ngày thi công, theo Quyết định 677/QĐ-UBND ngày 28/2/2014 của UBND tỉnh Nghệ An. Theo hợp đồng, công trình nhằm đảm bảo tiêu úng cho 2.400ha đất canh tác của các xã Sơn Hải, An Hòa, Quỳnh Ngọc, Quỳnh Thuận, Quỳnh Yên và Quỳnh Bá, tạo điều kiện cho nhân dân trong vùng sản xuất an toàn và phát triển kinh tế. Thế nhưng, mùa mưa lũ đã đến mà công trình vẫn còn dang dở, các bờ kè chưa được hoàn thành đúng tiến độ đề ra.
Theo quan sát của phóng viên, kè đá 2 bên mố chân cầu Sơn Hải và trên các tuyến bờ kè qua các xóm 9, 10 và 13 đã xuất hiện những đoạn hư hỏng, có vết nứt, bong tróc thiếu kết dính, sụt lún bất thường, xi măng bị vữa và bong tróc. Điều này khiến người dân nghi ngại về chất lượng công trình.
Một số người dân sống gần công trình chia sẻ, đơn vị thi công đã tạm ngừng từ tháng 1/2016 đến nay. Trong quá trình thi công, đơn vị này đã ngăn chặn dòng chảy nên nước tụ lâu ngày gây ra mùi hôi thối, sau khi người dân bức xúc phản ánh đã mở 1 lối nhỏ cho nước thoát.
Bức xúc trước sự chậm trễ, có dấu hiệu hư hỏng của công trình, người dân đã phản ánh lên UBND xã để mong sớm giải quyết. Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Sơn, Phó chủ tịch UBND xã Sơn Hải, cho biết: Trong cuộc tiếp xúc cử tri mới đây, xã có nhận được phản ánh của người dân về chất lượng và tiến độ chậm trễ của công trình nâng cấp kênh tiêu Dâu, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và đời sống của bà con. Tuy nhiên, đây là công trình do UBND huyện làm chủ đầu tư nên chúng tôi đã phản ánh lên huyện, mong sớm có câu trả lời để tránh những thắc mắc và nghi ngại về chất lượng công trình.
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin về vụ này.
Anh Tuấn - Đình Thắng
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.