Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 11 tháng 5 năm 2017 | 10:0

Dự án xây dựng đường dây tải điện 110kV qua địa phận Hòa Thạch – Lương Sơn: 10 năm dân vẫn chưa nhận được tiền đền bù!

KTNT - Dự án xây dựng đường dây tải điện 110kV qua địa phận Hòa Thạch - Lương Sơn được khởi công từ năm 2005. Sau 10 năm dự án đi vào hoạt động, các hộ dân thuộc xã Đông Yên (Quốc Oai - TP. Hà Nội) và thôn Tân Sơn, xã Hòa Sơn (Lương Sơn - Hòa Bình) vẫn đang sinh sống dưới đường dây này. Lý do được cho là chính quyền chưa đền bù từ khi xây dựng và nâng cấp dự án.

Đơn của ông Ngô Văn Hùng gửi báo Kinh tế nông thôn.

Thời gian gần đây, báo Kinh tế nông thôn nhận được đơn của ông Ngô Văn Hùng, trú tại phường Láng Thượng (Đống Đa - Hà Nội) có mảnh đất 3.809,5m2 tại thôn Yên Thái (xã Đông Yên) và các hộ dân sinh sống tại thôn Tân Sơn về việc  chưa được đền bù khi ngành điện xây dựng và nâng cấp dự án đường dây 110 kV.

Trong đơn, ông Hùng nêu: Năm 2005, Tổng công ty Điện lực miền Bắc lắp đặt 1 đường dây 110kV chạy qua mảnh đất nhà tôi và ngôi nhà nằm giữa đường dây điện. Khi thi công, phía lắp đặt đường dây không xin phép và bồi thường cho gia đình tôi. Năm 2009, chúng tôi đã làm đơn gửi đến cơ quan Điện lực miền Bắc đòi quyền lợi. Song cơ quan điện lực cũng không giải quyết bồi thường. Mười năm qua, chúng tôi phải sống dưới đường dây tải điện, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Trước tình hình đó, ông Hùng cho biết, đã nhiều lần gửi đơn thư lên chính quyền sở tại, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Cụ thể, ông Hùng nêu: “Thời gian gần đây, công ty điện lực sửa chữa nâng cấp đường dây Hòa Thạch – Lương Sơn, gia đình tôi làm đơn trình bày tới UBND xã Đông Yên, đề nghị giúp đòi quyền lợi cho chúng tôi từ ngày 20/2/2017, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được trả lời.

Nay đường dây điện 110kV đã hoạt động trở lại, ngoài ra còn có một đường dây cáp quang chạy trên cột cùng tuyến dây và thấp hơn đường dây điện đi qua nhà, đất của gia đình tôi mà không xin phép”.

Tổng công ty Điện lực Hà Nội trả lời đơn của gia đình ông Hùng.

Lo lắng, trăn trở trước những khó khăn khi gia đình đang sống dưới đường dây tải điện, ông Hùng đề nghị phía công ty điện lực phải bồi thường nhà, đất, cây cối hoa màu mà đường dây điện chạy qua. Và quan trọng hơn là sức khỏe bị ảnh hưởng do sống dưới đường dây điện trong suốt 10 năm qua.

Theo Điều 18 đến Điều 23 Nghị định 14/2014/NĐ-CP “Quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện”, việc bồi thường khi giải tỏa hành lang an toàn điện được quy định cụ thể như sau: Nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt có một phần hoặc toàn bộ diện tích nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, được xây dựng trên đất đủ điều kiện bồi thường về đất theo quy định của pháp luật về đất đai trước ngày thông báo thực hiện dự án công trình lưới điện cao áp được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì được bồi thường, hỗ trợ phần diện tích trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không.

Mức bồi thường, hỗ trợ cụ thể do UBND cấp tỉnh quy định nhưng không lớn hơn 70% giá trị phần nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt tính trên diện tích nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, theo đơn giá xây dựng mới của nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt có tiêu chuẩn tương đương do UBND cấp tỉnh ban hành. Trường hợp nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt được xây dựng trên đất không đủ điều kiện bồi thường về đất theo quy định của pháp luật, UBND cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ dựa trên điều kiện thực tế của từng địa phương.

Phóng viên có buổi khảo sát thực địa và ghi nhận những gì ông Hùng phản ánh trong đơn là hoàn toàn có cơ sở. Hàng chục hộ dân xã Đông Yên và thôn Tân Sơn đang đối diện với nguy hiểm khi mọi sinh hoạt hàng ngày đều nằm dưới đường dây 110kV.

Trao đổi với phóng viên, ông Hoa Việt Cường, chuyên viên Phòng Truyền thông, Tổng công ty Điện lực Hà Nội, cho biết: “Ban thanh tra của công ty cũng nhận được đơn thư của khách hàng, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, ban chức năng của công ty vẫn chưa có câu trả lời nên chưa thể thông tin tới cơ quan báo”.

Đường dây tải điện xong hơn chục năm nay, việc nâng cấp cũng đã hoàn thành, vậy trách nhiệm thuộc về ai khi mà những hộ dân bị ảnh hưởng của dự án vẫn đang ngày đêm sống chung với nguy hiểm do chưa được nhận đền bù thỏa đáng và thiếu minh bạch từ phía chính quyền, cũng như Ban quản lý dự án.

Trước tình trạng trên, đề nghị Tổng công ty Điện lực Hà Nội, UBND TP. Hà Nội và các cơ quan chức năng có thẩm quyền sớm vào cuộc điều tra, làm rõ vụ việc, tránh để người dân khiếu kiện kéo dài.

Các hộ dân thuộc xã Đông Yên và thôn Tân Sơn, xã Hòa Sơn vẫn đang sinh sống dưới đường dây điện 100kV.

Hữu Thắng

 

 

Bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top