Nhiều hộ dân tại khu biệt thự Vườn Đào (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội) đang phải sống trong tình trạng nhà bị nứt nẻ, có dấu hiệu lún nghiêng, do tác động từ công trình xây dựng dự án Lotte Mall Hanoi.
Dự án Lotte Mall Hà Nội do Tập đoàn Lotte, Công ty TNHH Bất động sản Lotte Hà Nội làm chủ đầu tư, bao gồm khu căn hộ, trung tâm thương mại, văn phòng, rạp chiếu phim, thủy cung...
Theo tìm hiểu của phóng viên, tiền thân của dự án Lotte Mall là dự án Ciputra Mall, chủ đầu tư là Công ty TNHH Phát triển đô thị Nam Thăng Long, được khởi công từ năm 2010 với tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sau khi xây dựng xong phần móng thì dự án “đắp chiếu”. Đến giữa năm 2017, dự án Ciputra Mall bất ngờ rơi vào tay Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) với vốn đầu tư ban đầu 300 triệu USD.
Nhận thấy dự án cũ không còn phù hợp với “thời cuộc”, tháng 11/2018, Lotte xin tăng vốn đầu tư lên 600 triệu USD với mục đích mở rộng các hạng mục của dự án Lotte Mall Hanoi. Theo đó, chủ đầu tư Lotte Mall đã tiến hành cho phá dỡ phần móng của dự án Ciputra Mall. Sự bức xúc của người dân đang sinh sống tại khu biệt thự Vườn Đào bắt đầu từ đây.
Theo phản ánh của người dân, dự án Lotte Mall chỉ cách khu Vườn Đào một con đường dân sinh. Tiếng máy khoan cắt bê tông, máy xúc, máy ủi cùng hàng chục chiếc xe trọng tải lớn được đơn vị thi công phá dỡ tập hợp để phục vụ cho dự án suốt ngày đêm. Con đường nằm ngay bên khu Vườn Đào cũng bị Lotte Mall đào xới trồng cây, cắm biển cấm và sử dụng luôn làm nơi đỗ xe cho công trường.
Trao đổi với phóng viên, chủ nhà số 28D5A (khu biệt thự Vườn Đào) cho biết: “Dự án Lotte Mall Hanoi từ thời điểm chủ đầu tư tiến hành phá dỡ nền móng cũ của dự án Ciputra Mall khiến cuộc sống của nhiều hộ dân xung quanh bị đảo lộn. Mỗi khi họ dùng máy để khoan phá bê tông, nhà tôi lại rung lên; những vết rạn, nứt gãy chạy dài hàng mét, nhìn thấy rõ. Trời mưa nước chảy theo những vết rạn nứt vào trong nhà khiến mặt sàn lênh láng nước. Bất chấp sự phản đối của người dân, chủ đầu tư vẫn chưa đưa ra biện pháp khắc phục và vẫn cho thi công rầm rộ”.
Ghi nhận của phóng viên tại căn hộ số 28D5A, từ tầng 1 đến tới tầng 4, nhiều nơi trong nhà xuất hiện các vết rạn, nứt dài từ vài chục xentimét đến cả mét. Các vết nứt có dấu hiệu to dần, báo hiệu sự nguy hiểm đối với an toàn tính mạng của những thành viên trong gia đình.
Trong tình cảnh tương tự, chủ nhà 26D5A phải thuê kiểm định độc lập để tiến hành làm thủ tục xác định sự cố của ngôi nhà sau khi nhận thấy nhà bị nứt gãy nghiêm trọng, nghiêng tới 20 độ. Sau đó chủ nhân ngôi nhà buộc phải tháo dỡ ngôi nhà trong sự tiếc nuối.
Người dân tại đây cho biết, từ thời điểm tiến hành phá dỡ phần móng của dự án Ciputra Mall, chủ đầu tư không hề có bất kỳ thông báo nào gửi đến tận tay người dân. Bên cạnh đó, việc chủ đầu tư không tiến hành khảo sát hiện trạng mà chỉ đến khi cư dân phát hiện việc thi công phá dỡ công trình khiến ngôi nhà của họ bị rạn, nứt gãy và nghiêng; sau đó kêu cứu đến chính quyền địa phương, ý kiến tới chủ đầu tư thì mới có người đến khảo sát hiện trạng. Việc khảo sát hiện trạng đã được thực hiện 2 lần, tuy nhiên, chưa có phương án nào đảm bảo cho tài sản, tính mạng của người dân được chủ đầu tư đưa ra.
Tại cuộc đối thoại giữa các hộ dân khu Vườn Đào và đại diện dự án Lotte Mall Hanoi sáng 20/6 vừa qua, đại diện chủ đầu tư đã nhận trách nhiệm khi chưa tiến hành khảo sát hiện trạng nhà dân trước khi cho đơn vị phá dỡ vào thi công.
Cũng tại cuộc đối thoại, người dân yêu cầu chủ đầu tư phải có ngay biện pháp khắc phục hậu quả mà dự án đã gây ra. Tuy nhiên, đơn vị bảo hiểm PVI - nhà bảo hiểm cho dự án lại cho rằng: Trước khi có kết quả khảo sát, giám định và thống nhất giữa các bên, sẽ không thể ký cam kết với người dân. Kết thúc cuộc đối thoại, tất cả chỉ là lời hứa của chủ đầu tư...
Trao đổi với báo chí, đại diện UBND phường Phú Thượng cho biết, công trình dự án Lotte Mall Hanoi đang trong quá trình phá dỡ phần móng cũ. Nhận được thông tin ảnh hưởng đến các hộ dân, phường đã nhiều lần phối hợp với Thanh tra xây dựng quận Tây Hồ kiểm tra. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn của đơn vị này đều đảm bảo, giấy phép đầy đủ.
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc về sự việc trên.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.