KTNT- Sáng 31/7, Chi cục kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk cùng với Chi cục kiểm lâm tỉnh Phú Yên, Hạt kiểm lâm huyện M’ĐRắk và Hạt kiểm lâm huyện Sông Hinh phối hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Hinh kiểm tra khu vực rừng giáp ranh giữa hai tỉnh này.
>> Phú Yên: Bắt quả tang một vụ dùng xe múc phá rừng
>> Kỳ 5: Cổ tích về “Thần Sa - Phượng Hoàng” và thực trạng đau lòng!
Theo ghi nhận của PV, trên con đường xuyên rừng (thuộc huyện M’ĐRắk và huyện Sông Hinh) dài gần 2,5 km, lâm tặc dùng cưa lốc đốn hạ nhiều cây gỗ có đường kính từ 35-50cm, có cây gỗ to hai người ôm không xuể, chưa kịp tẩu tán ra khỏi rừng còn nằm ngổn ngang ven 2 bên đường và còn khoảng 15 m3 nằm ở hiện trường do việc dùng máy xúc mở đường gây ra.
Những cây gỗ to có đường kính lớn bị đốn hạ. |
Tại buổi làm việc giữa kiểm lâm hai tỉnh, đại diện BQL rừng phòng hộ huyện Sông Hinh giải trình: “Do lâm tặc quá hung hãn trong khi lực lượng chúng tôi mỏng nên mới đề nghị Hạt Kiểm lâm M’Đrắk phối hợp để bắt giữ. Nếu phía kiểm lâm M’Đrắk cử người phối hợp kịp thời thì đã giữ được tang vật tại hiện trường. Sau khi sự việc xảy ra, báo cáo của Hạt Kiểm lâm H.M’ĐRắk có nhiều chi tiết không đúng, vì lâm tặc đã phá rất nhiều rừng do H.M’ĐRắk quản lý. Hạt Kiểm lâm H.M’ĐRắk không đến hiện trường kiểm tra mà chỉ lập biên bản ngoài khu vực rừng. Lâm tặc không chỉ đốn hạ những cây nằm trên tuyến đường. Những cây to nằm cách xa đường cũng bị đốn hạ, vận chuyển ra ngoài ”. Trong khi đó, phía kiểm lâm huyện M’Đrắk lại cho rằng BQL rừng phòng hộ huyện Sông Hinh thiếu kiên quyết trong việc bắt giữ phương tiện phạm pháp quả tang. “Nếu BQL rừng phòng hộ Sông Hinh lập biên bản tạm giữ tang vật tại hiện trường rồi chuyển hồ sơ cho chúng tôi thì vụ việc đã được xử lý”.
Rừng tan hoang. |
Tại đây, Đoàn công tác của hai tỉnh đã đo đạc, xác định cây trong khu vực rừng giáp ranh do lâm tặc phá khi mở đường.
Kết thúc buổi làm việc, Chi cục Kiểm lâm hai tỉnh không hề đá động đến việc làm rõ trách nhiệm của kiểm lâm trong vụ phá rừng cũng như xác định việc kiểm lâm có làm ngơ hay không? Kiểm lâm hai tỉnh Phú Yên và Đắk Lắk chỉ thống nhất thành lập tổ chốt chặn ngay tại cửa rừng và thường xuyên tuần tra trong vùng giáp ranh mà lâm tặc đã mở đường để bảo vệ, không cho lâm tặc vào khu vực rừng đã bị tác động. Mà chỉ nói, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh Đắk Lắk sẽ vào cuộc, điều tra vụ phá rừng này.
Xe múc san ủi đưởng để vận chuyển gỗ. |
Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ hai anh em ruột Ma Nát và Ma Huôn ở buôn Ba, xã Chư Brao, huyện Ma Đrắk đang dùng xe múc đào mở đường và dùng xe độ vận chuyển gỗ về nơi tập kết./.
Minh Tuấn
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.