Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép đang diễn ra rầm rộ tại buôn Mới, xã EARok (EaSup - Đắk Lắk)
Có mặt tại điểm khai thác đất tại buôn Mới, chúng tôi đã chứng kiến cảnh hàng loạt xe tải ùn ùn chở đất nghênh ngang trên đường. Kéo theo đó là bụi bặm, đất đá vương vãi trên con đường bê tông dân sinh. Điều đáng nói là những chiếc xe tải chở đất giữa ban ngày nhưng vẫn ngang nhiên không che phủ bạt.
Đi theo những chiếc xe chở đất, chỉ cách đó chừng hơn trăm mét, cả khoảng đất bãi tan hoang đã bị đào bới nham nhở. Máy múc, xe cộ cứ thế khai thác đất như một điểm mỏ đã được cấp phép. Tại buôn Mới dấu vết còn rất mới, nham nhở. Máy móc vẫn hoạt động. Nhưng vì sao chính quyền địa phương không có biện pháp ngăn chặn, xử lý dứt điểm?
Trao đổi với phóng viên, một người dân sống gần khu vực khai thác, cho biết: “Tình trạng khai thác đất đã diễn ra nhiều ngày nay. Hàng ngày có đến hàng chục lượt xe tải liên tục vào ra điểm khai thác, rồi vận chuyển đi nơi khác. Tình trạng này đã khiến cho việc đi lại của người dân bị ảnh hưởng, nhất là việc chở đất không che phủ bạt, không tưới nước mặt đường khiến bụi bặm ô nhiễm”.
Trước thực trạng khai thác đất trái phép đang diễn ra rầm rộ trên địa bàn, phóng viên Kinh tế nông thôn đã liên hệ với ông Vương Huấn Trúc, Phó Chủ tịch UBND xã EARok để tiếp cận hồ sơ kiểm tra, xử phạt. Ông Vương Huấn Trúc cho biết: “Phòng TN&MT huyện EaSup đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn xuống địa bàn kiểm tra và đã xử lý một số phương tiện, còn tại buôn Mới thì vừa mới diễn ra tình trạng khai thác đất nên chúng tôi chưa nắm bắt kịp thời.
Một điều đáng nói là khi thấy cán bộ chuyên trách của UBND xã EARok có mặt để kiểm tra tại điểm khai thác thì các chủ phương tiện đều "ẩn mình", khi các lực lượng chức năng rời khỏi hiện trường thì tình trạng khai thác lại tiếp tục diễn ra”.
Các cơ quan chức năng huyện EaSup cần sớm vào cuộc để tránh tình trạng thất thoát tài nguyên, không để cho “đất tặc” lộng hành.
Kinh tế nông thôn tiếp tục thông tin về vấn đề này!
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.