Gạo ST25 của Việt Nam được bình chọn là loại gạo ngon nhất thế giới đã nâng cao uy tín, thúc đẩy người nông dân sản xuất sản phẩm gạo chất lượng cao.
Tại Hội nghị Thương mại gạo thế giới lần thứ 11 được tổ chức tại Philippines mới đây, gạo ST25 của Việt Nam vừa được vinh danh là “Gạo ngon nhất thế giới”. Như vậy, sau hàng chục năm nỗ lực xây dựng thương hiệu, gạo Việt lần đầu tiên đã có thể định vị được vị thế của mình trên trường quốc tế.
Đây có thể được coi là mốc đánh giá lớn đối với thương hiệu gạo Việt Nam, bởi trong suốt một thời gian dài, dù đứng trong top đầu các nước xuất khẩu gạo, song gạo Việt Nam chưa khi nào ghi được dấu ấn đối với người tiêu dùng thế giới.
Gạo GT25 sau khi được vinh danh đã gây "sốt" trên thị trường. (Ảnh minh họa: DNVN)Điều này cũng cho thấy, việc xuất khẩu gạo của Việt Nam thời gian qua vẫn chủ yếu chạy theo sản lượng, ít coi trọng chất lượng đã khiến mặt hàng này đã không thể gây được tiếng vang, không thể “định vị” thương hiệu của mình trên bản đồ thế giới. Nguyên nhân sâu xa chính là ở chỗ, các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo chưa chú trọng trong việc xây dựng được thương hiệu, bên cạnh đó tư duy chạy theo sản lượng xuất khẩu vẫn còn đè nặng lên DN một thời gian dài.
Theo đánh giá của ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), việc gạo Việt Nam được vinh danh không chỉ góp phần nâng uy tín của gạo Việt trên trường quốc tế, mà còn là động lực để các địa phương, doanh nghiệp và nông dân đầu tư vào sản xuất gạo chất lượng cao.
Chụp giật làm mất thương hiệu
Tuy nhiên, sau khi gạo ST25 được vinh danh chẳng bao lâu, thị trường trong nước đã xuất hiện tràn lan gạo ST25 giả. Theo vị “cha đẻ” của giống gạo ST25 - ông Hồ Quang Cua, nhiều DN đã có nhiều hành vi làm giả thương hiệu, có trường hợp DN “phù phép” dán nhãn ST25 lên bao bì ST24 để đánh lừa người tiêu dùng.
“Nếu như tình trạng này không được ngăn chặn, chắc chắn không lâu nữa thương hiệu gạo ST25 sẽ bị thế giới nhìn bằng con mắt khác. Bởi chính cách làm ăn theo kiểu “ăn xổi” của một số DN đang giết dần những DN uy tín, trực tiếp đưa giá trị của gạo Việt xuống tầm thấp của thế giới”, ông Hồ Quang Cua chỉ rõ.
Nhìn nhận về hiện tượng gạo giả thương hiệu ST25, Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, dường như câu chuyện hàng giả hàng nhái chưa thể có hồi kết khi mà lòng tham của con người vẫn lớn hơn danh dự.
Ông Hiếu nêu lên thực tế, nếu như ở nước ngoài, cụ thể ở đây là Mỹ, hành vi làm giả, làm nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ sẽ bị kiện ra tòa và xử lý theo khung pháp lý một cách nghiêm khắc, thì ở Việt Nam chúng ta chưa thấy có một vụ việc nào liên quan đến xâm phạm sở hữu trí tuệ bị đưa ra tòa.
“Điều này khiến cho các đối tượng “nhờn” luật, họ sẵn sàng làm giả bất cứ một thương hiệu nổi tiếng nào hòng đạt được lợi nhuận to lớn, và nếu chẳng may có bị phát hiện, cùng lắm là bị xử lý hành chính. “Chế tài quá “nhẹ tay” là nguyên nhân khiến vấn nạn hàng giả, hàng nhái chưa thể được triệt tiêu”, ông Hiếu nói và nhấn mạnh thêm, nếu không siết mạnh, sản phẩm gạo ST25 cũng đang bị đe dọa bởi vấn nạn gạo giả thương hiệu này đang xuất hiện tràn lan. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến bản thân DN, đến chủ thương hiệu gạo đó mà còn làm giảm uy tín ngành gạo Việt.
Giới chuyên gia ngành nông nghiệp cho rằng, việc xây dựng thương hiệu cho gạo Việt là cả một quá trình dài, đó không chỉ là việc làm thương hiệu cho gạo, bao gồm cả thương hiệu quốc gia, thương hiệu vùng miền, thương hiệu DN.
Chính vì thế, bên cạnh việc xây dựng được thương hiệu, các DN phải chiếm được sự tin cậy của khách hàng. Có như thế, sản phẩm gạo của Việt Nam mới có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới và có khách hàng lâu dài./.
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến vào những vấn đề quan trọng, từ đó tạo sự thống nhất đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị và quyết tâm thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị theo đúng mục tiêu, yêu cầu đề ra, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Thời gian, trí tuệ, quyết định kịp thời, đúng lúc là yếu tố quyết định thành công. Vừa qua Tổng Bí thư nêu lãng phí thời gian, mà thời gian là tiền bạc, sao cứ để loay hoay mãi. Phân cấp mạnh ra, quy định trong luật cho rõ cái gì được làm và không được làm để người ta sáng tạo”
Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi với địa lý, thiên nhiên án ngữ vùng cực Nam của Tổ Quốc. Nơi đây tồn tại 3 hệ sinh thái ngập nước ngọt, lợ, mặn riêng biệt, tạo nên một môi trường phát triển kinh tế thuận lợi. Đối với du lịch, môi trường tự nhiên của tỉnh này đang là tiềm năng, vận hội mới cho ngành công nghiệp không khói phát triển.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.