Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ năm, ngày 27 tháng 5 năm 2021 | 11:39

Gặp nữ doanh nhân đưa sâm dây Ngọc Linh vào OCOP 3 sao

Nhờ nỗ lực không ngừng, một nữ doanh nhân ở TP. Kon Tum (Kon Tum), đã xây dựng thành công thương hiệu OCOP 3 sao cho sâm dây Ngọc Linh.

 Sâm quý đại ngàn Kon Tum

Để giúp người tiêu dùng hiểu rõ về các dòng sâm củ quý hiếm của núi rừng Kon Tum, chị Hồ Thị Kim Oanh, Giám đốc Công ty Cổ phần Dược liệu Lâm Thịnh, cho biết, Kon Tum có 2 loại sâm, đó là: sâm Ngọc Linh, hay còn gọi là sâm quốc bảo (tên do nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt khi về thăm Kon Tum), đây là loại sâm quý hiếm, mọc tự nhiên trên đỉnh núi Ngọc Linh, nằm ở độ cao 1.900 – 2.200m, tuổi thọ lên đến hàng trăm năm (người ta tính đốt trên củ sâm, để biết tuổi của nó).

 

img-0113.JPG

Chị Oanh cùng bà con Xê Đăng thu hoạch sâm giây

 

Song, để có sâm Ngọc Linh chất lượng cao, tuổi của nó phải từ 10 năm trở lên, giá cả dao động từ 80 – 250 triệu đồng/kg.

Loại thứ 2 là sâm dây Ngọc Linh, cũng mọc tự nhiên trên núi Ngọc Linh, nhưng ở độ cao 1.200 – 1.500 m. Sâm dây Ngọc Linh thường được trồng vào tháng 5, thu hoạch vào tháng 10 – 12 năm sau.

Về nguồn giống cho vụ sau, một là lấy hạt ươm mầm cây con, 2 là sau khi thu hoạch, lấy củ con tốt, theo dõi từ 1 tuần đến 10 ngày, thấy cây khoẻ mạnh, không có tỳ vết, đem trồng tiếp.

Như vậy, nếu lấy củ con trồng, cây sâm từ lúc trồng đến khi thu hoạch hơn 2 năm tuổi. Trong quá trình chăm sóc, thấy cây nào yếu, tiếp tục loại bỏ, dặm cây mới vào, và làm cỏ tự nhiên là được. Không cần phải dùng bất kỳ một loại phân bón nào, cứ liên tục như vậy từ vụ này sang vụ khác.

Đồng thời, phải làm cỏ 2 tháng/lần, một năm làm 4 -5 đợt cỏ là bắt đầu thu hoạch. Đất Ngọc Linh rất tốt nên mới đủ độ mùn cho sâm sinh trưởng tốt cả về lượng và chất như vậy.

Sâm dây có thể trồng thuận tự nhiên ở độ cao 1.500 – 1.700 m, ven các sườn núi, trong khối núi đồ sộ Ngọc Linh. Nơi có khí hậu khắc nghiệt, ban ngày từ 35 - 36 độC, nhưng ban đêm chỉ còn 8 – 10 độ C.

Tuy nhiên, cũng chính vì nhiệt độ quá “vênh” nhau này, đã tạo ra giá trị đặc biệt cho các loài sâm quý ở Ngọc Linh. Do thường xuyên phải chống chọi với khí hậu khắc nghiệt nghiệt như vậy, nên cây sâm đã tiết ra được dược tính tốt hơn bình thường.

Người dân ở đây, dùng sâm dây thường ngày, nên làn da hồng hào, khoẻ mạnh, tuổi thọ cao. Tuy chưa có số liệu thống kê cụ thể, nhưng bà con ở khối núi Ngọc Linh vẫn còn rất nhiều người sống từ thời thuộc Pháp đến nay. Vì vậy, sâm dây từ chỗ bị lãng quên, nay đã được thức dậy, và là cây chiến lược của Kon Tum.

Về giá trị kinh tế, sâm dây đạt 4 – 5 tấn/ha, sâm tươi từ 150 – 550.000 đồng/kg, loại nhỏ bằng đầu đũa 90.000 đồng/kg, đem lại lợi nhuận cao cho người sản xuất, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số.

Hiện, vùng nguyên liệu của Công ty nằm ở xã Ngọc Linh, huyện Đăk Lây, với diện tích 50ha, do Hợp tác xã Dược liệu Ngọc Linh, gồm 20 thành viên đảm nhận. Ngoài ra, còn thu mua thêm ở huyện Tu Mơ Rông. 

Anh Hơ Sgiây, dân tộc Xê Đăng, thôn Tân Rát, xã Ngọc Linh, Giám đốc HTX Dược liệu Ngọc Linh, cho biết, HTX có 20 thành viên, riêng anh có 1 sào sâm dây, trồng rải rác trên vườn đồi; bà con người nhiều nhất có 4 - 5 sào. Giá bán xô 80.000 đồng/kg tại vườn. Bình quân mỗi tháng anh nhập cho Công ty Lâm Thịnh 1 lần, mỗi lần khoảng 1 tạ sâm củ.

Chị Y Piêng, dân tộc Xê Đăng, làng Chun Tum, xã Măng Ri, huyện Tu mơ rông, cho biết, chị nhập sâm dây cho Công ty Lâm Thịnh, giá bán xô, hoặc bán củ. Có nhiều loại như: 80.000 đồng/ 1củ to; loại 5 củ/1kg: 200.000 đồng;  loại 10 củ/1kg: 150.000 đồng: loại 8 củ/kg: 180.000 đồng; loại 15 -16 củ/kg: 120.000 đồng. Hiện, chị đang có vườn trồng 3 - 4 sào, gần 1 năm tuổi trên núi Ngọc Linh.  

Chị Y Piêng còn cho biết thêm, hàng năm người dân quanh vùng lên thu mua sâm rất nhiều, nhất là dịp Tết Nguyên đán, chủ yếu để bán cho Trung Quốc, giá bán xô 200 – 300.000 đồng/kg, có bao nhiêu họ cũng thu mua hết.

Đạt OCOP 3 sao     

Sâm dây Ngọc Linh có dược tính thấp hơn sâm quốc bảo, nhưng dùng để thải độc, tăng cường hệ miễn dịch; ổn định huyết áp, và phòng chống ung thư rất tốt.

 

img-01151.JPG
Sâm giây Ngọc Linh tham gia gian hàng OCOP tại Hội chợ Kon Tum.

 

Mặt khác, sâm dây Ngọc Linh giá cả vừa phải, nhưng giá trị dinh dưỡng của nó cũng ngang ngửa với các loại sâm quý trên thế giới. Sâm dây tính hiền, tốt cho mọi lứa tuổi, có thể dùng hàng ngày, thể lực sẽ tăng dần mà không ảnh hưởng đến cân nặng, huyết áp, tiểu đường.

Nếu muốn có một sức khoẻ dẻo dai, da dẻ hồng hào, ít bệnh  tật, chỉ cần sử dụng sâm dây thường xuyên. Ví như: gà hầm sâm dây, canh sâm dây ngũ quả…

Bà con Xê Đăng còn gọi sâm dây Ngọc Linh là “lá ngủ”, “dòng sữa”, vì nó giúp ngủ ngon và lợi sữa, do vậy,  có thể dùng cho cả bà bầu, bà mẹ đang cho con bú.

Nếu như trước đây, nói đến sâm dây Ngọc Linh, người dân chỉ biết sử dụng dưới dạng thô, dùng lá và củ để ngâm rượu. Thì nay Công ty Lâm Thịnh,  đã tiên phong trong việc chế biến sâu như: trà sâm, mứt sâm, sâm sấy dẻo.

Đặc biệt, tất cả các sản phẩm của Công ty đều không có chất bảo quản và hương liệu. Tất cả đều được chế biến “mộc” theo công nghệ Nhật Bản.

“Chính vì sâm dây có nhiều tác dụng như vậy, sau một thời gian dài phấn đấu, năm 2020, Công ty Lâm Thịnh đã có rất nhiều sản phẩm đạt OCOP 3 sao như: Trà sâm dây Ngọc Linh túi lọc, cao sâm, rượu sâm tươi và khô, sâm ngâm mật ong...

Hiện, Công ty đang tích cực hoàn thiện các thủ tục cho sản phẩm cao sâm, bột lá sâm nghiền mịn, tham gia đánh giá sản phẩm OCOP đợt 2, tháng 10 năm 2021”, chị Oanh cho biết thêm. 

Trao đổi với chúng tôi, ông Tưởng Văn Khanh, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT cho biết: “Năm 2019, Công ty Lâm Thịnh đã bắt tay vào xât dựng thương hiệu cho sâm Ngọc Linh. Sau rất nhiều nỗ lực, cuối năm 2020, Công ty Lâm Thịnh đã có sản phẩm OCOP 3 sao. Đây cũng chính là sản phẩm tiềm năng của huyện Đắk Tô, và là vùng trọng điểm về cây dược liệu của Kon Tum.

Mặt khác, thời gian qua, huyện cũng đã hỗ trợ các hợp đồng quảng bá trong và ngoài tỉnh, về cây dược liệu, thông qua các Hợp tác xã chế biến sản phẩm OCOP. Riêng năm 2021, sẽ hỗ trợ tưới nhỏ giọt tiết kiệm 6 ha, tại vùng trồng dược liệu theo quy hoạch của huyện”.

 

(Bài viết tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQCP ngày 29/5/2020 của Chính phủ) 

Yên Như
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top