Gây ô nhiễm môi trường Cty Chế biến thực phẩm Đà Nẵng bị xử phạt
Phòng Cảnh sát Môi trường Công an TP. Đà Nẵng cho biết, vừa đề xuất Giám đốc Công an TP. Đà Nẵng ra quyết định xử phạt Cty TNHH MTV Chế biến thực phẩm Đà Nẵng (tên cũ là Cty CP Procimex Việt Nam).
Xử phạt 115 triệu đồng
Trước đó cuối tháng 2/2021, thông qua báo, đài nhận được ánh việc trung tâm gia súc, gia cầm của Cty này tại địa chỉ tại 60 Đà Sơn, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu thường xuyên gây ô nhiễm môi trường... Giám đốc Công an TP. Đà Nẵng đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát Môi trường vào cuộc xác minh, điều tra.
Ngoài việc bị đề nghị xử phạt vi phạm, cơ quan Công an cũng tiến hành kiểm tra hoạt động vận chuyển động vật vào lò giết mổ gia súc, gia cầm thuộc Cty TNHH MTV Chế biến thực phẩm Đà Nẵng trên các tuyến đường Hoàng Văn Thái, qua đó đã xử phạt 11 trường hợp xe vận chuyển động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.
Trung tâm giết mổ này do công ty Cổ phần Procimex Việt Nam quản lý. Đây là nơi giết mổ heo, bò, dê, gà tập trung của TP. Đà Nẵng, cung cấp 85% thị phần tại địa phương hoạt động 15 năm nay. Nhà xưởng và công nghệ tại đây vô cùng lạc hậu. Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng nhận định, trung tâm giết mổ gia súc, gia cầm Đà Sơn đang gây ô nhiễm nguồn nước và mùi hôi nặng.
Nguyên nhân cơ bản là việc đầu tư đổi mới công nghệ ở Trung tâm chưa thực sự được Công ty quản lý quan tâm, thực tế cơ sở vật chất tại đây xuống cấp, việc giết mổ không theo quy trình khép kín, tạo ra mùi hôi.
Liên quan đến trung tâm giết mổ gia súc, gia cầm Đà Sơn, ông Lê Quang Nam, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho hay, quan điểm của địa phương là phải di dời trung tâm này. Các sở, ngành liên quan đang tìm địa điểm, nhưng địa điểm ở đâu thì vẫn đang tính toán.
Nhiều người dân tại khu vực tổ 46 và 47, phường Hoà Khánh Nam, quận Liên Chiểu phản ánh, Trung tâm giết mổ gia súc, gia cầm Đà Sơn gây ô nhiễm trong thời gian dài. Ông Phan Văn Xu bức xúc: Trước đây, không khí ở khu vực này rất trong lành. Tuy nhiên, khoảng 15 năm trước, trung tâm giết mổ được xây dựng, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nặng.
Từ khoảng 16h chiều, đến rạng sáng mỗi ngày, trên đường Đà Sơn 5 và trung tâm giết mổ gia súc, gia cầm, có nhiều xe chở gia súc, gia cầm ra vào. Mỗi khi xe chạy ra, vào lại nồng nặc mùi hôi thối. “Xe chạy ngang khu dân cư, hôi đến mức chúng tôi không chịu nổi”, ông Xu nói.
Ông cho biết thêm, tuyến đường dẫn vào trung tâm giết mổ nhỏ hẹp, xuống cấp nghiêm trọng, dân cư đông nên nguy cơ mất an toàn giao thông rất lớn. Ban ngày, gia súc, gia cầm được trung tâm thả ra bên ngoài chờ giết mổ khiến người dân bực bội.
Nuôi lợn, làm bún bánh trong khu dân cư 'bức tử' môi trường
Người dân ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) nhiều năm nay phải đeo khẩu trang, đóng kín cửa nhà vì mùi hôi thối của nước thải chăn nuôi lợn và sản xuất bún bánh.
Ông N., một hộ dân ở đường Trương Quốc Dụng cho hay, phía sau gia đình ông đang sinh sống có khoảng 10 gia đình hành nghề sản xuất bún. Mặc dù hoạt động thường xuyên nhưng các hộ dân không xây dựng hố lắng lọc, xử lý nước thải mà trực tiếp xả ra kênh mương trong khu dân cư khiến môi trường sống ô nhiễm nghiêm trọng.
“Toàn bộ nước thải từ các hộ làm bún đều đổ thẳng ra kênh mương của tổ dân phố sau đó chảy ra cánh đồng ngay trước ngõ gia đình tôi. Mỗi hôm nắng, gió nồm, mùi hôi thối xộc thẳng vào nhà không thể thở nổi. Chúng tôi đã nhiều lần có ý kiến tại các cuộc họp, tiếp xúc cử tri nhưng chính quyền địa phương vẫn không có giải pháp chỉ đạo khắc phục”, ông N. ngao ngán nói.
Theo đó, gia đình ông Thanh nhiều năm nay thường xuyên nuôi hàng chục con lợn nái, lợn con, lợn thịt và 1 con bò trên diện tích khoảng 40 – 50m2. Toàn bộ chất thải chăn nuôi đều xả thẳng ra hồ nước cạnh đường dân sinh Trương Quốc Dụng. Nguồn nước thải này đóng váng đen kịt, chảy qua một chiếc cống bắc qua đường, phủ hết 3 mặt hồ thuộc phần đất của thị trấn Thạch Hà.
Người dân sống trong vùng bức xúc cho biết, những hôm trời trở nắng, gió mùa, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, bà con phải đóng hết cửa nhà, bịt kín khẩu trang.
Thời điểm chúng tôi đến, trong chuồng của gia đình ông Thanh đang nuôi 1 con bò, 1 con lợn nái và 17 con lợn cai sữa. Bà Lưu Thị Vân thừa nhận, nước thải chăn nuôi của gia đình xả thẳng ra môi trường khi chưa được xử lý. Bản thân gia đình bà cũng từng phản ánh đến chính quyền về tình trạng ô nhiễm môi trường ở thị trấn Thạch Hà(!).
Về phía chính quyền địa phương, ông Phạm Xuân Lương, Phó Bí thư thị trấn Thạch Hà thông tin, mấy năm trước thị trấn có nhận được phản ánh của người dân về tình trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi và làm bún trong khu dân cư. Tuy nhiên, gần đây ít nhận được phản ánh hơn.
“Về bức xúc của người dân tổ dân phố 8, tôi sẽ báo cáo lại với đồng chí Bí thư để kiểm tra, chỉ đạo xử lý kịp thời”, ông Lương nói.
Yên Bái: Có 6 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Theo Sở TN&MT tỉnh Yên Bái, 6 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh bao gồm: Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ; Bãi rác thải thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình; Bãi rác thải thị xã Nghĩa Lộ; Bãi rác thải thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên; xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên và Nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu xã Vũ Bãi rác thải Linh của Công ty TNHH Thương mại Đầu tư Yên Bình.
Trong quý I năm 2021, Sở TNMT tỉnh Yên Bái đã xây dựng “Đề án tăng cường bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025”. Sau khi UBND tỉnh phê duyệt đề án, với những giải pháp cụ thể, 6 cơ sở gây ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng này sẽ được xử lý triệt để, muộn nhất là vào năm 2025.
Trong năm 2021, tỉnh Yên Bái sẽ xử lý Bãi rác thải thị xã Nghĩa Lộ, Bãi rác thải huyện Yên Bình và Nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu xã Vũ Linh của Công ty TNHH Thương mại Đầu tư Yên Bình.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.