Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 18 tháng 1 năm 2019 | 12:13

Giả danh Trường ĐH PCCC mở trung tâm đào tạo lái xe lừa tiền người dân

Báo Kinh tế nông thôn nhận được phản ánh của nhiều học viên đăng ký thi sát hạch lái xe tại một trung tâm nhưng đến ngày thi thì Trung tâm đã nhiều lần thông báo trì hoãn, đổi địa điểm và hiện trung tâm đã đóng cửa.

Khoảng đầu tháng 9/2018, một trang mạng xã hội Facebook đăng thông tin "Trường dạy lái xe ô tô uy tín, giá rẻ nhất Đắk Lắk" và với những lời chào nhằm thu hút học viên như: giảm học phí chỉ duy nhất khóa cuối năm với học phí lấy bằng B2 chỉ từ 6 - 8 triệu đồng, bằng C từ 8-10 triệu đồng; cam kết học phí trọn gói không phát sinh đến khi lấy bằng; có xe đời mới cho học viên tập lái; sân học rộng, giáo viên dạy nhiệt tình và là học viên theo học tại đây sẽ được "bao đậu" 100%.
 
2-1.jpg 

Quảng cáo trên mạng giới thiệu là Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe Đại học Phòng cháy, chữa cháy - Bộ Công an

Để tạo lòng tin cho các học viên, trụ sở của trung tâm có địa chỉ 263A Phan Châu Trinh, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk có gắn bảng hiệu "Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe Trường Đại học Phòng cháy, chữa cháy - Bộ Công an". Vì tin tưởng vào những lời rao này, hàng trăm học viên đã đến đóng tiền để theo học tại trung tâm.
 
Sau quá trình học xong khóa học thì trung tâm đã nhiều lần thông báo trì hoãn, đổi địa điểm thi sang tỉnh Gia Lai và sau đó là Hà Nội. Nghi ngờ nên các học viên đến trung tâm để tìm hiểu thì trung tâm đã đóng cửa nhiều ngày nay, và dòng chữ ""Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe Đại học Phòng cháy, chữa cháy - Bộ Công an" trên bảng hiệu đã bị cắt bỏ.
3-1.jpg
Nhiều học viên kéo nhau đến trung tâm này để đòi lại tiền học phí

Theo tìm hiểu của phóng viên, từ đầu tháng 9/2018 đến nay, Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe Đại học Phòng cháy, chữa cháy - Bộ Công an đã có 3 đợt tuyển sinh với hơn 400 học viên. Mỗi học viên theo học trung bình đóng số tiền từ 6 - 8 triệu đồng.

Trao đổi với phóng viên, ông Trịnh Hữu Kiệm, Trưởng Phòng Quản lý vận tải phương tiện người lái - Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đắk Lắk cho biết: "Hiện, trên địa bàn tỉnh chỉ có 8 cơ sở đào tạo nghề được quyền tuyển sinh học viên học lái xe ô tô. Tất cả các cơ sở này đều do Sở Giao thông Vận tải cấp phép, quản lý và có địa điểm, cơ sở rõ ràng. Với cơ sở tuyển sinh tại số 263A Phan Chu Trinh, Sở không nắm được thông tin, do không thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị".

5.jpg
Trung tâm có địa chỉ số 263A Phan Chu Trinh đã đóng cửa, khi học viên gọi các số điện thoại liên hệ trên bảng hiệu thì không liên lạc được

Tiếp tục tìm hiểu thông tin, trao đổi với ông Phan Trọng Tùng, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk cho biết: Đầu tháng 10/2018, Sở có nhận được thông tin từ Công an tỉnh Đắk Lắk về việc có cơ sở tuyển sinh, đào tạo lái xe ô tô tại số 263A Phan Chu Trinh. Cơ sở này lấy danh là Chi nhánh của Trường Đại học Phòng cháy, chữa cháy - Bộ Công an, nhưng khi có văn bản gửi Trường Đại học Phòng cháy, chữa cháy xác minh đây có phải là cơ sở đào tạo của đơn vị hay không thì Sở đã nhận được văn bản trả lời của Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy khẳng định, đến thời điểm hiện tại, Trung tâm dạy nghề, đào tạo và sát hạch lái xe thuộc Trường Đại học Phòng cháy, chữa cháy không mở bất kỳ một cơ sở nào tại địa chỉ số 263A Phan Chu Trinh, TP. Buôn Ma Thuột. Qua đây có thể khẳng định rằng, đây là cơ sở giả mạo, có dấu hiệu lừa đảo.

Hiện, Các ngành liên quan đang vào cuộc xác minh làm rõ việc hàng trăm người dân kêu cứu do bị lừa đảo khi đăng ký học lái xe tại văn phòng tuyển sinh của Trường đào tạo và thi sát hạch lái xe số 263A Phan Chu Trinh, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
 
Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục thông tin diễn biến vụ việc đến bạn đọc./.
Quốc Hùng - Song Anh
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top