Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 14 tháng 7 năm 2021 | 12:2

Gia Lai xử lý kỷ luật lãnh đạo, cán bộ Sở TN-MT

Theo kết luận của Thanh tra tỉnh Gia Lai về việc phân lô, tách thửa tại huyện Đắk Đoa (giai đoạn thanh tra từ đầu 2020 đến nay), ông Trần Xuân Hùng, nguyên Phó giám đốc Sở TN-MT tỉnh này có 3 thửa đất với diện tích hơn 53.400m2.

Ngày 14/7, nguồn tin từ Sở TN-MT Gia Lai cho biết đơn vị này vừa báo cáo UBND tỉnh về việc xử lý trách nhiệm cán bộ vi phạm trong việc cấp sổ đỏ, cho tách thửa trái quy định để ông Trần Xuân Hùng, nguyên Phó giám đốc Sở, phân lô, bán nền tại huyện Đắk Đoa.
 
Theo đó, Sở TN-MT Gia Lai đã họp kiểm điểm đối với ông Huỳnh Minh Sở, Phó giám đốc Sở, qua đó thống nhất đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xử lý kỷ luật đối với ông này bằng hình thức khiển trách. Nguyên nhân bởi ông Sở chưa kịp thời phát hiện những sai sót, để Văn phòng Đăng ký đất đai (ĐKĐĐ) tỉnh tham mưu, trình ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) sai quy định.
 
Trong thẩm quyền, ngày 13/7, Sở TN-MT đã kỷ luật khiển trách ông Đặng Thành Tài, Phó giám đốc Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh; ông Nguyễn Cao Bằng, Phó Trưởng phòng Đăng ký cấp giấy chứng nhận (Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh) và cảnh cáo ông Phạm Ngọc Huấn, nguyên Giám đốc Văn phòng ĐKĐĐ chi nhánh huyện Đắk Đoa. Ông Trịnh Hữu Tùng, Giám đốc Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh Gia Lai bị kiểm điểm, rút kinh nghiệm.
 
123.jpg
Một trong những mảnh đất được cấp sổ đỏ sai quy định

Lý do kỷ luật đối với ông Tài do ông này chưa phát hiện sai sót thẩm định hồ sơ tách thửa, ký nháy vào giấy CNQSDĐ để trình Sở TN-MT ký cấp giấy CNQSDĐ không đúng quy định pháp luật; ông Bằng sai sót trong kiểm tra, thẩm định hồ sơ đất đai chưa đúng quy định; ông Huấn trình hồ sơ tách thửa không đúng quy định, gây dư luận không tốt, giảm uy tín của ngành.

Báo cáo tỉnh về biện pháp khắc phục, Sở TN-MT Gia Lai cho biết thời gian tới sẽ điều chuyển công tác đối với một số vị trí cán bộ để nâng cao hiệu quả trong chuyên môn, nghiệp vụ.
 
Trước đó, theo kết luận của Thanh tra tỉnh Gia Lai về việc phân lô, tách thửa tại huyện Đắk Đoa (giai đoạn thanh tra từ đầu 2020 đến nay), ông Trần Xuân Hùng, nguyên Phó giám đốc Sở TN-MT tỉnh này có 3 thửa đất với diện tích hơn 53.400m2. Từ 3 thửa lớn này, ông Hùng chia thành thành 94 thửa nhỏ. Trong đó có 77 thửa đã được Sở TN-MT cấp giấy CNQSDĐ.
 
Trong số này có 28 thửa tiếp giáp diện tích đất nông nhiệp, nhưng ông Phạm Ngọc Huấn, Giám đốc Văn phòng ĐKĐĐ huyện Đắk Đoa, vẽ sơ đồ thành tiếp giáp đường để Sở TN- MT cấp 28 sổ đỏ trái quy định.
 
Tiếp đó, 4 thửa đất không đủ 1.000m2 để tách thửa (theo quy định của UBND tỉnh Gia Lai, diện tích tách thửa nông nghiệp ở xã tối thiểu phải 1.000m2), nhưng ông Huấn vẫn đồng ý làm hồ sơ cấp bìa, trình lên Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh phê duyệt để Sở TN-MT cấp sổ đỏ cho ông Hùng. Từ các hồ sơ ông Huấn trình lên, các ông Bằng, Tài đã thiếu kiểm tra, thẩm định mà trình Sở TN-MT ký cấp sổ đỏ trái quy định của UBND tỉnh và Luật Đất đai 2013.
 
Năm 2018, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đã ký Kết luận thanh tra số 2405/KL-UND về “việc san lấp, phân lô, tách thửa, bán nền, xây dựng công trình, nhà ở không đúng quy định trên địa bàn TP. Pleiku”. Trong đó xác định có 1.523 thửa đất tách không đúng quy định trên diện tích 33ha. Đến năm 2019, ông Hồ Văn Niên, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai (lúc này là Phó Bí thư Tỉnh ủy) ký văn bản đề nghị Công an tỉnh điều tra, tuy nhiên từ đó đến nay, vụ việc chưa có kết quả.
 
 
 
Quốc Hùng - Bình Minh
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top