Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 10 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 25 tháng 2 năm 2022 | 16:25

Giả mạo công an vào nhà dân đe dọa nhằm chiếm đoạt 500.000 đồng

Đối tượng Vi Văn Dằn từ tỉnh Sơn La đến Thanh Hoá giả mạo là cán bộ công an rồi đến nhà dân đe dọa nhằm chiếm đoạt số tiền 500.000 đồng.

Ngày 25/2, thông tin từ Công an huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, đơn vị đang tạm giữ đối tượng Vi Văn Dằn (SN 1995, trú bản Ngà, xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ, Sơn La) để điều tra, làm rõ hành vi giả mạo là công an huyện Mường Lát nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân.

248300713_374554750800860_3535516743645589223_n.jpg
Vi Văn Dằn tại cơ quan công an.

Trước đó, vào khoảng 18h45 ngày 23/2, Công an huyện Mường Lát nhận được thông tin về việc Vi Văn Dằn giả mạo là cán bộ công an đến nhà anh Thao Văn Sinh (SN 1994, trú bản Pù Ngùa, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát) đe dọa nhằm chiếm đoạt số tiền 500.000 đồng.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Công an huyện Mường Lát đã có mặt tại nhà dân và tạm giữ đối tượng để điều tra, làm rõ về hành vi chiếm đoạt tài sản.

Hiện, vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ.

Làm thế nào để phát hiện Công an giả?

– Đối tượng giả danh công an sẽ có hành vi như giả mạo cấp bậc hoặc giả mạo chức vụ, và việc này được thực hiện dưới mọi hình thức như mặc trang phục của công an, đeo phù hiệu, hay những lời nói, viết tự xưng là công an,…

– Thủ đoạn phạm tội  của các đối tượng giả danh Công an chủ yếu là nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc lừa tình hoặc nhằm trộm cắp,… Hình thức mà của các đối tượng cũng rất đa dạng như giả danh cảnh sát giao thông, cảnh sát hình sự, Cảnh sát cơ động,…

– Hầu hết các đối tượng khi giải danh làm công an đều nhằm mục đích có được lòng tin, sự tin tưởng của người bị hại, việc này dễ dàng dựa trên lòng tin của người hại để chiếm đoạt tài sản.

– Đối tượng giả danh công an giao thông thường nhằm vào những người có hành vi vi phạm Luật Giao thông, giả danh công an hình sự thường nhằm vào các gia đình có người thân đang trong vòng lao lý, những người này có nhu cầu cần chạy án. Đối tượng giả danh này lợi dụng dựa trên sự thiếu cảnh giác,  tâm lý lo sợ của người bị hại, muốn đút lót tiền để được giải quyết nhanh hơn nên chúng đã tiến hành vòi vĩnh tiền của những người này.

Các đối tượng thường dùng thủ đoạn gì để giả danh công an đi lừa đảo?

– Các đối tượng có thể sử dụng phần mềm hoặc thiết bị chuyển số để giả mạo các số điện thoại của lực lượng Công an và tự xưng là cán bộ điều tra của Công an đang điều tra các vụ án có liên quan đến nạn nhân và thực hiện hành vi lừa đảo. Khi người dân kiểm tra số điện thoại, thấy đúng nên bị nhầm lẫn, ngoài ra quá trình gọi các đối tượng còn giả âm thanh, giọng nói, tiếng bộ đàm, tiếng còi hú để nạn nhân nhầm lẫn.

– Các đối tượng cũng có thể sử dụng tài khoản zalo giả mạo, có tên liên quan đến lực lượng Công an như “Vì dân phục vụ” nhắn tin thông báo cho nạn nhân các thông báo liên quan đến những vụ án đang điều tra và gửi kèm đường link giải mạo tới tài khoản zalo của nạn nhân. Do chủ quan nên các nạn nhân truy cập vào link giả, đăng nhập, nhập số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, sau đó sẽ hiện thị hình ảnh lệnh bắt tạm giam giả có tên nạn nhân. Các đối tượng sẽ dựa vào đó mà đe dọa rồi yêu cầu nạn nhân chuyển tiền để phục vụ điều tra.

Ngoài ra, các đối tượng giả danh còn yêu cầu nạn nhân không được kể cho người khác nếu không sẽ bị lộ bí mật điều tra, có thể bị bắt ngay. Sau khi đánh vào tâm lý của nạn nhân, các đối tượng sẽ yêu cầu chuyển tiền để phục vụ việc điều tra.

Có thể thấy các thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng rất tinh vi, có tổ chức, có sự chuẩn bị. Các nạn nhân khi bị gọi dồn dập sẽ mang tâm lý lo sợ nên không tránh khỏi việc chuyển tiền để “xử lý” cho các “cán bộ công an” giả này. 

Giả mạo công an là hành vi bị nghiêm cấm

Chiến sĩ công an đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo được sự an toàn cho người dân. Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Với vai trò và trách nhiệm lớn lao đó thì để tham gia vào lực lượng này cần phải trải qua sự tuyển chọn gắt gao. Vì vậy, với hành vi giả mạo công an là những hành vi bị nghiêm cấm. Ngoài việc giả danh công an bị nghiêm cấm thì các hành vi giả danh những cán bộ nhà nước, chức vụ quyền hạn khác cũng bị nghiêm cấm vì có thể gây tổn hại đến danh dự, uy tín của cơ quan chức năng. 

Hành vi giả mạo công an bị tội gì?

– Đối với hành vi giả mạo chức vụ, hay giả mạo cấp bậc mà thực hiện các hành vi trái pháp luật thì mới cấu thành tội giả mạo chức vụ, giả mạo cấp bậc. Có nghĩa là nếu hành vi giả mạo chức vụ, hay giả mạo cấp bậc chỉ nhằm mực đích để khoe khoang, ra oai, bắt tội phạm hay nhằm mục đích nào khác nhưng không phải để thực hiện các hành vi trái pháp luật thì hành vi này không cấu thành tội phạm.

– Tuy nhiên, nếu hành vi nếu trên nhằm mục đích thực hiện hành vi phạm tội như lừa đảo chiếm đoạt tài sản,…thì sẽ cấu thành thêm các tội phạm tương ứng đó:

+ Nếu các đối tượng xấu lợi dụng, giả danh công an để thực hiện những hành vi trái pháp luật, gây ra hậu quả về an ninh trật tự, làm hoen uế hình ảnh người công an nhân dân chân chính thì có thể bị quy vào Tội giả mạo chưc vụ, cấp bậc, vị trí công tác theo Điều 339 Bộ luật hình sự 2015:

“Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Như vậy những đối tượng có hành vi giả danh công an để thực hiện những hành vi trái pháp luật như bắt, giữ người trái phép, cố ý gây thương tích, xúi dục, kích động nhũng người khác làm điều xấu mà không nhằm chiếm đoạt tài sản thì có thể bị quy vào Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác và chịu hình phạt nhẹ nhất là cải tạo không giam giữ, cao nhất là 02 năm tù tùy vào mức độ và hậu quả của hành vi phạm tội gây ra.

+ Nếu các đối tượng có hành vi giả danh công an nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị xử lý theo Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015. Hoặc bị xử lý vi phạm hành chính .

Hữu Thắng
Ý kiến bạn đọc
Top