Chủ trương mở 5 tuyến đường nội thị - thị trấn Hai Riêng là cơ hội lớn cho huyện miền núi Sông Hinh (Phú Yên) phát triển và hội nhập.
Tuy nhiên, trong triển khai thực hiện, các cấp chính quyền cố tình “lòng vòng”, không ra quyết định thu hồi đất, đi đôi với phương án bồi thường cho gia đình ông Nguyễn Thanh Sơn theo quy định.
UBND huyện Sông Hinh có nhiều sai sót
Vụ việc bắt đầu từ năm 2005, khi tỉnh Phú Yên có chủ trương xây dựng 5 tuyến đường nội thị - thị trấn Hai Riêng, vướng phải đất khai hoang của gia đình ông Nguyễn Thanh Sơn, tọa lạc KP5.
Gần 10 năm tiếp theo, UBND huyện Sông Hinh và Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Phú Yên cố tình dây dưa, lách luật. Vì thế, ngày 6/6/2014, UBND tỉnh Phú Yên ra Quyết định số 861/QĐ-UBND (QĐ 861), với nội dung được chốt: Đình chỉ giải quyết đơn khiếu nại của ông Sơn vì UBND huyện Sông Hinh có nhiều sai sót, vi phạm trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại các khoản 2 và 3, Điều 29, Nghị định 69/NĐ-CP, ngày 13/8/2009; và các điều 30, 31 của Nghị định này.
Quyết định này chưa ráo mực, tân Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên được điều động từ Trung ương về thay, không nắm rõ vụ việc, huyện Sông Hinh tiếp tục giao kết với Sở TNMT càng ra sức vận động gia đình ông Sơn giao đất. Điều này đi ngược với QĐ 861 và càng lộ rõ bản chất vụ việc đằng sau nó là món lợi gì?
Từ giữa năm 2017, Báo Kinh tế nông thôn có nhiều bài viết phản ánh việc UBND huyện Sông Hinh đã đưa cả hệ thống chính trị trực tiếp đến nhà gia đình ông Sơn vận động, thực chất là gây áp lực buộc giao đất.
Sau QĐ 861, UBND huyện Sông Hinh chẳng những phớt lờ, không thực hiện, còn tổ chức hàng chục cuộc vận động nói trên, thậm chí làm công văn hù dọa thân nhân ông Sơn, đặc biệt là các con ông Sơn đang công tác tại các cơ quan nhà nước. Kết quả các cuộc vận động vô lý bất thành, Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh tiếp tục ra QĐ 2105/QĐ-UBND ngày 4/12/2017 được ấn định cưỡng chế lấy đất của gia đình ông Sơn vào ngày 26/12/2017, lại cũng bất thành, vì không có cơ sở pháp lý.
Gia đình ông Sơn sử dụng gần 41.000m2 đất từ năm 1986, được chính quyền thị trấn Hai Riêng xác nhận 1986. Theo quy định của Luật Đất đai, đất này có trước ngày 15/10/1993, phải được công nhận và cấp giấy chứng nhận QSDĐ.
Nay, nhà nước có nhu cầu thu hồi diện tích đất nói trên để xây dựng 5 tuyến đường, gia đình ông Sơn đồng tình ủng hộ. Ông Sơn chỉ yêu cầu: Phải thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại QĐ861 ngày 6/6/2014. Ý kiến này nằm trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, được thể hiện tại điểm a, khoản 6, Điều 6 NĐ22/CP ngày 24/4/1998, hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai.
Vận động hay cưỡng đoạt?
Ngày xưa, dù có đói, trước khi nấu cơm, người dân tộc thiểu số vẫn bỏ nắm gạo vào hũ để nuôi cán bộ. Việc vận động thời ấy cũng chỉ là lời nói thoảng qua tai, ấy vậy có sức mạnh thuyết phục và hiệu quả diệu kỳ!
Còn nay, 5 tuyến đường nội thị - thị trấn Hai Riêng, tỉnh Phú Yên và huyện Sông Hinh từ hơn 10 năm nay với hàng chục lần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc trực tiếp “vận động” gia đình ông Sơn giao đất nhưng đều bất thành.
Nguyên là Tỉnh ủy viên Phú Khánh, rồi Phú Yên, từng đảm trách nhiều chức vụ quan trọng do Đảng và Nhà nước phân công, ông Sơn rất bình tĩnh trong việc con cháu “bị vận động”.
Đối với gia đình ông Sơn, UBND huyện Sông Hinh chưa bao giờ thực hiện đúng nghĩa cụm từ “vận động” để đi đến một tiếng nói chung giữa nhà nước và nhân dân, mà theo kiểu cưỡng đoạt thì rõ hơn. Việc nên làm của Phú Yên là vận động gia đình ông Sơn hiến 1/4, 1/2, thậm chí nhiều hơn của “chiếc bánh” (khu đất nhà ông Sơn) để huyện Sông Hinh thực hiện 5 tuyến đường. Đằng này, với quá nhiều tham vọng, muốn ôm trọn “chiếc bánh” cùng một lúc, chính quyền đã “nặn” ra các văn bản trái luật, dưới nghị định và vi phạm pháp luật.
Vi phạm pháp luật ngay tại đấu trường và trên nghị trường
Diện tích đất khai hoang của gia đình ông Sơn đã được chính quyền địa phương và các ngành chức năng tổ chức kiểm tra, đo đạc lại và được xác nhận năm 1986, tái lập biên bản tại thực địa vào năm 2005 và tiếp tục được thống nhất tại biên bản ngày 7/7/2016. Tuy nhiên, theo sự chỉ đạo của UBND huyện Sông Hinh, Trung tâm Phát triển quỹ đất đã chủ trì cuộc họp và ra thông báo số 14: Thống nhất điều chỉnh một số nội dung của biên bản kiểm kê ngày 7/7/2016 (từ nguồn gốc đất “tự khai hoang” sang đất lấn chiếm)..
Trong toàn bộ nội dung thông báo số 14, chẳng những vô căn cứ, vu khống, trái pháp luật, mà còn có dấu hiệu hình sự, với tội danh: “Tội giả mạo trong công tác” – Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015. Tại điểm a, Khoản 1, ghi rõ: “Sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu “bị phạt tù từ 1-5 năm; Và, tại điểm a, khoản 2, Điều này nhấn mạnh: “Có tổ chức” bị phạt tù từ 3-10 năm.
Thông báo số 14 là sự phụ họa cho QĐ395 ngày 23/2/2018 của Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh, càng thấy rõ dấu hiệu hình sự, với tội danh “Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái luật” – Điều 372 BLHS.
Thực ra, QĐ395 ngày 23/2/2018 của Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh ở phần đầu đã liệt kê hàng loạt các quyết định này, nghị định kia về đất đai, nhưng tất cả đều không ăn nhập gì với đơn khiếu nại ngày 26/12/2017 của gia đình ông Sơn.
Từ những hành vi trái pháp luật của Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh, UBND tỉnh Phú Yên, qua sự chủ trì của Phó chủ tịch Nguyễn Chí Hiến tiếp tục cái gọi là “vận động, đối thoại” nhiều lần với gia đình ông Sơn. Gần đây nhất, cũng là lần cuối vào ngày 17/8/2018, với đủ 9 thành phần chủ chốt của tỉnh và của huyện (vắng thành viên: UBMTTQVN tỉnh), như có sự chuẩn bị trước, chủ trì - ông Nguyễn Chí Hiến chỉ định ông Mai Kim Lộc, Phó giám đốc Sở TN&MT làm rõ cụm từ “khai hoang, phục hóa”.
Ông Lộc diễn giải sơ sài thiếu căn cứ, cuối cùng cũng đưa ra một câu vô nghĩa, vô căn cứ: Hộ ông Sơn sử dụng đất đã được đồng bào dân tộc giao lại địa phương quy hoạch, nên không gọi là khai hoang, phục hóa.
Phát biểu như vậy, ông Lộc đã đi ngược lại quan điểm, lập trường của mình trước đây tại biên bản làm việc ngày 21/1/2017: Gia đình ông Sơn cung cấp được các giấy tờ quy định tại Điều 100 và 101 Luật Đất đai 2013, đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận QSDĐ và được bồi thường về đất khi bị thu hồi đất.
Thay lời kết
Dư luận cho rằng, ông Lộc bị sức ép và sức ép từ đâu cần phải được làm rõ. Hơn nữa, các lão thành cách mạng còn cho rằng: Ông Sơn là cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy quản lý, qua việc đất đai hôm nay, UBND tỉnh cần phải thận trọng và xin ý kiến chỉ đạo của Thường vụ - Thường trực Tỉnh ủy Phú Yên.
Nếu chỉ dựa vào sự định nghĩa vô lý, trái với thời điểm lịch sử năm 1986, trái với Hiến pháp 1992 và Luật Đất đai 1993 để giải quyết vụ khiếu nại về đất đai của gia đình ông Sơn, thử hỏi sự nghiêm minh của phép nước ở đâu?
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.