Để đảm bảo chất lượng công trình, cầu Châu Sơn chỉ cho phép phương tiện có trọng tải dưới 3,5 tấn đi qua. Tuy nhiên, trên thực tế, hàng ngày, cây cầu này đang “gánh” rất nhiều ô tô chở hàng chục tấn vật liệu xây dựng đi qua. Vậy, đâu là nguyên nhân của tình trạng này?
Xe vượt tải qua cầu yếu, dân bất an
Theo tìm hiểu của phóng viên, cầu Châu Sơn là công trình được xây dựng theo Quyết định số 04/2009/QĐ-UBND ngày 13/01/2009 của UBND tỉnh Hà Nam, đóng vai trò quan trọng kết nối Quốc lộ 1A với khu công nghiệp Châu Sơn (đóng tại xã Châu Sơn, TP.Phủ Lý, Hà Nam).
Để đảm bảo chất lượng công trình, cầu Châu Sơn chỉ cho phép phương tiện có trọng tải dưới 3,5 tấn đi qua. Tuy nhiên, thực tế thấy, hàng ngày cây cầu này phải gồng mình gánh nhiều ôtô tải chở hàng chục tấn vật liệu xây dựng ầm ầm chạy qua, trong đó, đáng chú ý nhất là hai dòng xe có treo lô gô Xuân Trường và Hữu Trí.
“Bất chấp hai bên đầu cầu đã có biển cấm xe trọng tải trên 3,5 tấn qua lại, các tài xế vẫn ngang nhiên hoạt động, đe dọa đến chất lượng cây cầu”, một người dân nói.
Một trong nhiều xe trọng tải lớn đang qua cầu Châu Sơn chiều 20/3. |
Tình trạng này diễn ra ngay giữa ban ngày khiến người dân bức xúc. Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên?
Một người dân xin được giấu tên cho biết, nhiều doanh nghiệp vận tải hoạt động trên địa bàn tỉnh Hà Nam song ngành chức năng chỉ “ưu ái” cho một vài doanh nghiệp như Hữu Trí, Xuân Trường được phép qua lại cầu Châu Sơn, còn phương tiện vận tải của các doanh nghiệp khác nếu qua cầu sẽ bị phạt rất nặng. “Nếu cấm xe tải đi trên cầu thì phải cấm tất cả, không phân biệt doanh nghiệp nào, đằng này lại có một số xe được “đặc cách”. Phải chăng có sự bao che?”, người này phỏng đoán.
Đã được “bật đèn xanh”?
Trao đổi với phóng viên, Đại tá Trần Trọng Đạo, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh Hà Nam), thừa nhận, có hiện tượng xe trọng tải lớn vẫn được qua lại cầu Châu Sơn. Giải thích nguyên nhân, Đại tá Đạo cho biết, một số xe tải được qua lại cầu là do có sự chấp thuận bằng văn bản của lãnh đạo tỉnh Hà Nam. Lực lượng công an chỉ biết tuân lệnh cấp trên nên không thể xử phạt loại xe này.
Theo tìm hiểu của phóng viên, ngày 6/3/2015, ông Nguyễn Xuân Đông, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam đã ký Văn bản số 350/UBND-GTXD gửi Sở Giao thông vận tải và UBND TP.Phủ Lý cho phép một số xe vận tải chuyên dùng chở bê-tông thương phẩm được lưu thông qua cầu Châu Sơn. Văn bản ghi rõ: "Mục đích nhằm phục vụ thi công đường một số công trình trên địa bàn phía Tây sông Đáy". Với văn bản này, Hà Nam đồng ý cho 7 phương tiện vận tải được phép lưu thông qua cầu Châu Sơn. Hiệu lực cho phép đến hết ngày 31/3/2016.
Không lâu sau đó, người đứng đầu UBND tỉnh Hà Nam lại tiếp tục ra Văn bản số 387/UBND-GTXD ngày 11/3/2015 gửi Sở Giao thông vận tải và UBND TP.Phủ Lý về việc cho phép một số phương tiện vận tải chở vật liệu phục vụ thi công xây dựng cơ sở đào tạo thực nghiệm Trường Đại học xây dựng được lưu thông qua cầu Châu Sơn.
Hai bên đầu cầu đều được gắn biển báo cấm xe tải có trọng tải trên 3,5 tấn đi qua. |
“Cầu cấm xe tải trên 3,5 tấn chạy qua, vậy mà lãnh đạo tỉnh lại ký văn bản đồng ý cho một số phương tiện có trọng tải hàng chục tấn đi qua, phá nát cả cây cầu”, một người dân bức xúc nói.
Trước sự bức xúc của người dân, thiết nghĩ tỉnh Hà Nam cần sớm vào cuộc, trả lời những khúc mắc xung quanh sự việc trên.
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình trật tự ATGT 6 tháng đầu năm 2014, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: "UBND các tỉnh, thành phố cần tiếp tục thực hiện kiểm soát, duy trì hoạt động của trạm kiểm soát tải trọng xe 24/24h, kiên quyết xử lý nghiêm xe chở hàng quá tải, kiên quyết chấm dứt tình trạng xe chở hàng quá tải. Địa phương nào để “lọt” xe quá tải, Chủ tịch tỉnh phải chịu trách nhiệm...". |
Duy Cảnh
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.