Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 21 tháng 10 năm 2017 | 11:16

Hà Nam: Bắt quả tang Công ty Sunny xả nước thải, thu hút doanh nghiệp… để lấy tiền nhà nước?

KTNT - Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Hà Nam vừa bắt quả tang Công ty TNHH trang sức Việt Nam – Sunny tại Khu công nghiệp Đồng Văn I xả nước thải chưa được xử lý ra môi trường.

Những năm qua, bằng việc khơi thông cơ chế, tỉnh Hà Nam đã thu hút được nhiều nhà đầu tư có tiềm lực mạnh, tạo những bước đi đột phá trong đầu tư phát triển. Tuy nhiên, Hà Nam vẫn để một số nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng chính sách đầu tư nhằm trục lợi.

Bắt quả tang Công ty Sunny xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường

Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh vừa bắt quả tang Công ty TNHH trang sức Việt Nam – Sunny tại Khu công nghiệp Đồng Văn I, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam đang xả nước thải chưa được xử lý ra môi trường.

Cơ quan Công an lấy mẫu nước thải của Công ty TNHH trang sức Việt Nam – Sunny đi xét nghiệm.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Phòng Cảnh sát môi trường, Công an Hà Nam đã phát hiện và bắt quả tang Công ty TNHH trang sức Việt Nam – Sunny chuyên sản xuất đồ trang sức mỹ ký, mạ kim loại đang có hành vi xả nước thải không được xử lý triệt để vào hệ thống thu gom nước mưa chung của Khu công nghiệp để thoát qua kênh A48 gây ô nhiễm môi trường.

Cơ quan Công an tiến hành lập biên bản xử lý vi phạm Công ty TNHH trang sức Việt Nam – Sunny.

Tiến hành kiểm tra, cơ quan Công an xác định, để tránh chi phí trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải, công ty này không sử dụng các loại hóa chất để xử lý các kim loại nặng và Cyanua trong khi thải ra môi trường; đồng thời toàn bộ lượng nước thải phát sinh trong quá trình mạ kim loại được công ty bố trí đường ống ngầm xả thải vào hệ thống thu gom nước mưa của Khu công nghiệp và đấu nối sai thiết kế theo quy định để trốn tránh việc xử lý nước thải.

Hiện, cơ quan Công an đang tiếp tục làm rõ những vi phạm để xử lý theo quy định pháp luật.

Thu hút doanh nghiệp… vào lấy tiền nhà nước (?)

Những năm qua, bằng việc khơi thông cơ chế, tỉnh Hà Nam đã thu hút được nhiều nhà đầu tư có tiềm lực mạnh, tạo những bước đi đột phá trong đầu tư phát triển. Tuy nhiên, Hà Nam vẫn để một số nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng chính sách đầu tư nhằm trục lợi.

Để nhận được sự ưu đãi đầu tư của tỉnh Hà Nam, trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư, Công ty TNHH Naria Vina đã cam kết sử dụng trên 800 lao động làm việc thường xuyên tại Công ty. Chính điều cam kết này, Công ty đã nhận được nhiều sự ưu đãi của chính quyền tỉnh Hà Nam, “trải thảm đỏ” chào đón doanh nghiệp đến với mục tiêu tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Nhưng từ khi nhận được giấy chứng nhận cho đến nay Công ty chưa bao giờ thực hiện được cam kết này. Theo số liệu mới nhất tại BHXH huyện Kim Bảng, tính đến hết 27/09/2017 Công ty TNHH Naria Vina đang đóng BHXH bắt buộc cho 330 lao động.

Văn bản số 141/VPUB-DN&XTĐT, ngày 16/4/2009 của Văn phòng UBND tỉnh Hà Nam

Văn bản số 141/VPUB-DN&XTĐT, ngày 16/4/2009 của Văn phòng UBND tỉnh Hà Nam, nêu rõ: Trong quá trình triển khai dự án, yêu cầu công ty TNHH Naria Vina nghiêm túc thực hiện cam kết về sử dụng lao động. Nếu vi phạm, UBND tỉnh sẽ xem xét thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đã cấp và kiến nghị các cơ quan chức năng truy thu các khoản ưu đãi mà Công ty đã được hưởng.

Đã không thực hiện được những gì đã cam kết khi đầu tư nhưng hiện Công ty này lại còn thuê rất nhiều điểm gia công bên ngoài số người đang làm việc gia công cho Công ty bên ngoài lên tới hàng nghìn lao động, số lao động bên ngoài không được đóng bảo hiểm và cũng không được hưởng các quyền lợi của Luật Lao động và họ còn bị trả lương rất thấp.

Theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ, tại Điều 28. Thương nhân nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài. Trừ trường hợp quy định tại Điều 36 Nghị định này,… Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng sau khi được Bộ Công thương cấp phép. Bởi nguồn nguyên liệu phục vụ cho việc ra công là nguyên liệu tạm nhập tái xuất nên được nhà nước ưu đãi với thuế xuất 0%, nguồn nguyên liệu được cơ quan hải quan quản lý rất chặt chẽ thời hạn cho từng lô hàng những nguyên liệu dư thừa, hỏng hóc phải được báo cáo kiểm tra giám sát theo quy định của pháp luật.

Đây là một trong nhiều hóa đơn mà các cơ sở gia công mua hộ công ty Naria Vina để công ty này tính vào chi phí sản xuất

Vậy việc Công ty TNHH Naria Vina đưa nguồn nguyên phụ liệu ra bên ngoài để thuê gia công lại rất khó trong việc kiểm tra giám sát, hơn nữa việc các cơ sở gia công lại dùng các hợp đồng gia công đến cơ quan thuế mua hóa đơn, những hóa đơn này giúp Công ty có thêm chi phí trong hoạt động đầu vào giảm lãi, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp điều này rất lợi cho công ty trong việc nộp lãi cho nhà nước.

Chính vì các lẽ trên mà Công ty rất chú trọng trong việc thuê gia công ở bên ngoài lợi đôi đường vừa tránh việc đóng các quyền lợi cho người lao động mà còn được hưởng lợi rất nhiều trong việc mua hóa đơn. Hơn nữa, khi các cơ sở gia công ở bên ngoài có tranh chấp hay rủi ro cháy nổ thì Công ty sẽ vô can.

Theo kết luận thanh tra, năm 2015, Công ty TNHH Naria Vina thuê gia công bên ngoài với số tiền trên 39 tỷ đồng và 6 tháng đầu năm 2016 là trên 18 tỷ đồng. Chỉ vởi khoảng thời gian ngắn mà công ty này đã mua hóa đơn xấp xỉ 60 tỷ đồng với cách làm này công ty thu lợi với số tiền không hề nhỏ.

Cũng theo kết luận Thanh tra, Công ty TNHH Naria Vina được UBND tỉnh giao đất tại địa bàn xã Thanh Sơn, với diện tích 26.446m2. Tuy nhiên, việc lập dự án đầu tư và thực hiện đầu tư không đảm bảo về tiến độ thực hiện (dự án phải hoàn thành sau 12 tháng kể từ khi giao đất). Cho đến nay, Công ty mới chỉ đầu tư xấp xỉ 28% tổng số diện tích khu đất được giao.

Việc đầu tư xây dựng của Công ty rất chậm, chưa thực hiện theo hồ sơ đăng ký, không thực hiện báo cáo dự án với cơ quan đăng ký đầu tư về thực hiện dự án đầu tư vi phạm Điểm a, Khoản 2, Điều 71 của Luật Đầu tư năm 2014. Kết luận Thanh tra tỉnh còn nêu rõ: Trường hợp doanh nghiệp tiếp tục không hoặc thực hiện không đảm bảo tiến độ, dự án không có hiệu quả…, đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo UBND tỉnh xem xét xử lý về đất đai, ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật.

Được biết trên toàn tỉnh Hà Nam có hàng chục công ty gia công hàng mỹ ký tất cả các công ty này đều là các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc.

Hà Nam (tổng hợp)

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top