Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 25 tháng 12 năm 2015 | 11:14

Hà Nam: Chương trình bò sữa đẩy người dân vào vòng xoáy nợ nần?

Những ngày qua, tại khu “biệt thự” bò ở xã Nhân Bình (Lý Nhân - Hà Nam), nông dân vô cùng hoang mang khi bỏ một khoản tiền lớn để mua bò sữa, nhưng vừa đưa về trang trại, con thì chết, con thì sảy thai, cầu cứu cơ quan chức năng thì “biệt vô âm tín”.

Khu chăn nuôi bò sữa của ông Khôi đầu tư gần 1 tỷ đồng (nằm trong khu "biệt thụ" bò).

Trang trại của ông Trương Văn Khôi nằm trong khu “biệt thự” bò của xã Nhân Bình. Ông đã đầu tư gần 1 tỷ đồng để xây dựng khu chăn nuôi quy mô, hiện đại, chưa tính đến tiền đầu tư mua bò sữa, tiền thuê đất trồng cỏ... 

Ông Khôi cho biết, vừa qua có 4 hộ mua bò sữa của Công ty cổ phần Phát triển bò sữa Hà Nam, mỗi hộ 10 con với giá 60 triệu đồng/con. Tuy nhiên, mới đưa về nuôi được ít hôm thì 1 con bò của ông Đức, 1 con bò của nhà ông Thắng bị chết, còn 1 con bò nhà ông bị sảy thai. Tính đến nay, trong số bò lấy về đợt vừa rồi có 2 con bị chết, 3 con bị sảy thai. Nguyên nhân ban đầu được các hộ chăn nuôi xác định do bò bị nhiễm bệnh từ trước khi mua. 

Khi thấy bò có triệu chứng bất thường, các hộ gọi cho công ty cung cấp bò sữa hỏi giấy kiểm dịch cũng như các giấy tờ chứng minh tiêm phòng trước đó nhưng công ty không cung cấp. “Trước tình hình đó, chúng tôi phải mời bác sỹ thú y về thăm khám và phải bỏ ra hơn 10 triệu đồng chi phí thuốc men mà chẳng biết bò sẽ phát triển như thế nào, đầu vào đã vậy, hợp đồng bán sữa cũng rất khó khăn”, ông Khôi lo lắng.

Những con bò vừa đưa về trang trại đã bị bệnh, người dân chăn nuôi rất lo lắng.

Tất cả bò của các hộ dân trên đều được mua từ Công ty cổ phần Phát triển bò sữa Hà Nam, có địa chỉ tại Mễ Nội, phường Liêm Chính (Phủ Lý - Hà Nam). Tuy nhiên, khi xảy ra sự việc, gọi điện cho công ty cung cấp bò sữa thì nhiều lần không nghe máy. Đến khi nghe máy thì cử cán bộ về nhưng chỉ “cưỡi ngựa xem hoa”, chẳng có biện pháp xử lý gì. Người dân đành gửi đơn lên chính quyền xã, huyện nhưng đến nay chưa có phản hồi.

Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin diễn biến vụ việc.

Trung Hiếu

 

Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected].

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top