Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 1 tháng 12 năm 2021 | 22:14

Hà Nam có 20 sản phẩm được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2021

Sáng 1/12, Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Hà Nam năm 2021 tổ chức họp, thống nhất lựa chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp tỉnh năm 2021.

Năm 2021, Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Hà Nam đã nhận được 38 hồ sơ đăng ký của 20 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đến từ 6 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh. Trong đó, nhóm thủ công mỹ nghệ có 19 sản phẩm; nhóm chế biến nông, lâm, thủy sản và thực phẩm có 17 sản phẩm; nhóm sản phẩm khác có 2 sản phẩm.
 
Các địa phương có số lượng sản phẩm tham gia nhiều như: Thị xã Duy Tiên 18 sản phẩm, huyện Lý Nhân 7 sản phẩm, Kim Bảng 6 sản phẩm, TP Phủ Lý 4 sản phẩm, Bình Lục 2 sản phẩm, Thanh Liêm 1 sản phẩm.
 
Thông qua bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu nhằm phát hiện và tôn vinh các sản phẩm có chất lượng…
 
Trên cơ sở kết quả khảo sát thực tế, chấm điểm của Ban giám khảo dựa trên các tiêu chí cụ thể về: khả năng đáp ứng thị trường và phát triển sản xuất; chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật - xã hội và môi trường; tính văn hóa, thẩm mỹ..., Hội đồng bình chọn đã thảo luận, phân tích và đánh giá lại từng sản phẩm do ban giám khảo trình. Từ đó, thống nhất lựa chọn 20 sản phẩm đạt tiêu chuẩn, tiêu chí là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Hà Nam năm 2021. 9 sản phẩm có số điểm cao nhất được Hội đồng lựa chọn để báo cáo UBND tỉnh đăng ký dự thi bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực.
 
Việc tổ chức bình chọn “Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Hà Nam năm 2021” nhằm phát hiện và tôn vinh các sản phẩm chất lượng, có giá trị sử dụng cao, nhiều tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Đồng thời, khuyến khích, động viên các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn nói chung và các đơn vị có sản phẩm được bình chọn tích cực hơn trong việc đổi mới công nghệ, ứng dụng máy móc tiên tiến, phát triển sản phẩm, góp phần thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển.
 
Cùng ngày, Hội đồng xét chọn danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ tỉnh Hà Nam năm 2021 tổ chức xét chọn danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ.
 
Theo thông tin tại hội nghị, năm nay, Hà Nam nhận được 4 hồ sơ đề nghị xét công nhận danh hiệu nghệ nhân và 27 hồ sơ đề nghị xét danh hiệu thợ giỏi ở các ngành nghề: thêu, dệt, gốm, chạm khắc gỗ, sừng mỹ nghệ.
 
05.jpg
Lãnh đạo Sở Công Thương phát biểu tại buổi xét chọn danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi tỉnh Hà Nam năm 2021.
 
 
Sở Công Thương đã phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị liên quan thẩm định, xác minh thực tế một cách nghiêm túc, đúng trình tự, thủ tục. Theo đánh giá, hồ sơ đề nghị của các cá nhân đảm bảo các tiêu chí theo quy định. Đây đều là những thợ thủ công mỹ nghệ chấp hành tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương, là thợ lành nghề, làm việc có năng suất chất lượng cao; có kỹ năng nghề nghiệp giỏi, thâm niên trong nghề tối thiểu là 8 năm, có khả năng sáng tạo, trực tiếp làm ra những sản phẩm có giá trị kinh tế, mỹ thuật cao; có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, tận tụy với nghề; có tinh thần trách nhiệm trong việc đào tạo, phát triển nghề truyền thống của địa phương; là tấm gương tiêu biểu cho mọi người và đồng nghiệp noi theo, được người trong nghề bình xét, suy tôn.
 
Qua thảo luận, bình xét, Hội đồng xét chọn danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi đã thống nhất lựa chọn 2/4 hồ sơ đề nghị xét công nhận danh hiệu nghệ nhân và 27/27 hồ sơ đề nghị xét công nhận danh hiệu thợ giỏi đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, tiêu chuẩn theo quy định.
 
Việc tôn vinh nghệ nhân, thợ giỏi trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ tỉnh Hà Nam không chỉ là sự ghi nhận công lao, đóng góp của các cá nhân trong việc tạo ra những sản phẩm mang đậm bản sắc làng nghề và các địa phương trong tỉnh mà còn khích lệ, động viên tinh thần các cá nhân, tập thể tâm huyết gìn giữ, gắn bó với nghề truyền thống, xây dựng nòng cốt, tạo động lực thúc đẩy ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ngày một phát triển, góp phần nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn và bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.
 
 
 
Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top