Mới đây, nhiều người dân tập trung tại Khu công nghiệp Đồng Văn II (Hà Nam) phản đối việc mua bán đất tại dự án nhà ở thuộc thị trấn Đồng Văn (huyện Duy Tiên) khi còn đang tranh chấp.
Theo tìm hiểu của phóng viên, ngày 21/4/2007, Công ty cổ phần Tập đoàn ATA, đại diện theo pháp luật là ông Phạm Văn Ảnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị; địa chỉ tại: Lô P, Khu công nghiệp Đồng Văn II (Duy Tiên, Hà Nam), là cổ đông sáng lập cũ chuyển nhượng số cổ phần đã góp sở hữu 98,03% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần phát triển Hà Nam (gọi tắt là bên A) cho Công ty cổ phần tập đoàn Đầu tư phát triển Việt Nam, đại diện bởi ông Trần Anh Tuấn, địa chỉ: 115 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, địa chỉ giao dịch: Tầng 10 SKYCITY số 88 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội, và cá nhân ông Trần Anh Tuấn, thường trú tại 30 Hàng Thiếc, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (gọi tắt là bên B).
Biểu ngữ được căng trên khu đất đang tranh chấp tại khu công nghiệp Đồng Văn II.
Nội dung hợp đồng chuyển nhượng cổ phần nêu: Công ty cổ phần Tập đoàn ATA chuyển nhượng toàn bộ cổ phần đã đóng góp (98,03%) vào Công ty cổ phần Phát triển Hà Nam cho Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư phát triển Việt Nam.
Sau khi hai bên thỏa thuận, bên B chỉ trả 104.867.500.000 đồng và cam kết thực hiện các hợp đồng mà bên A đã ký với bên thứ 3, trong đó có 23 hợp đồng của 22 hộ dân đã đầu tư tại khu nhà ở và 04 hợp đồng thuê lại số 25, 26, 27, 31 của Công ty cổ phần ATA Paint, là công ty con của bên A tại Khu công nghiệp Đồng Văn II, để bên A bù vào phần lỗ khi đồng ý giá trị chuyển nhượng cổ phần là 104.867.500.000 đồng, vì vậy, bên A đã tin tưởng ký ba hợp đồng chuyển nhượng với bên B.
Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư phát triển Việt Nam còn tự cam kết: Tại Điều 11.2 của hợp đồng quy định trách nhiệm của hợp đồng: Trường hợp bên B không thực hiện đúng theo quy định của hợp đồng này thì bên B) sẽ chịu mất khoản tiền đã đặt cọc và phải chịu phạt một khoản tiền tương đương 8% giá trị cổ phần chuyển nhượng. Ngoài ra, bên B phải bồi thường tất cả những thiệt hại liên quan đến việc chuyển nhượng cổ phần mà bên A chứng minh được.
Tờ rơi rao bán đất tại khu đất đang tranh chấp(ảnh do người dân cung cấp).
Để thực hiện hợp đồng, các ngày 07, 15, 18, 27/6, 3/8, 18/9 và 3/12/2007, bên A đã bàn giao và bên B đã nhận bàn giao toàn bộ dự án, con dấu, các hồ sơ pháp lý của dự án các hợp đồng mà bên A đã ký với đối tác.
Tuy nhiên, bên B đã chi trả 104.867.500.000 đồng theo quy định tại Điều 2 hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01, nhưng còn cam kết về quyền lợi của bên A được hưởng quy định tại Điều 7.1, 7.2, 7.3 hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01, đến nay bên A không nhận được những gì như bên B cam kết, bên A đã yêu cầu nhưng bên B không thực hiện, bằng chứng đã nêu rõ tại văn bản ý kiến ngày 19/05/2017.
Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Văn Ảnh, cổ đông sáng lập, người đã chuyển nhượng 98,03% cổ phần, cho biết, sau khi trở thành cổ đông mới, đến nay bên B còn cố tình chiếm đoạt và sử dụng vị trí đất tại hợp đồng thuê lại đất số 27, 31 vào mục đích bất hợp pháp: Cho các doanh nghiệp nước ngoài thuê chồng lên vị trí tại hợp đồng thuê lại đất số 27, 31 của Công ty cổ phần ATA Paint; cố tình chiếm đoạt và sử dụng vị trí đất tại 23 hợp đồng của 22 hộ dân vào mục đích bất hợp pháp; thậm chí còn ngang nhiên rao bán những mảnh đất này.
Cũng theo ông Ảnh, sự việc này ông và các hộ dân đầu tư góp vốn đã gửi đơn khởi kiện đến TAND tỉnh Hà Nam và đã được Tòa án thụ lý đang chờ ngày xét xử,…
Sự việc diễn biến ra sao, phóng viên báo Kinh tế nông thôn tiếp tục tìm hiểu cung cấp thông tin đến bạn đọc.
Hà Nam
Bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected] |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.