Cũng trong tình trạng dở dang nhưng Trường Mầm non Bạch Thượng (huyện Duy Tiên) còn bi đát hơn. Trường đã được xã quy hoạch và xây dựng xong 7 phòng học, tuy nhiên, sau ngày khai trường các cháu vẫn không được học trong ngôi trường mới mà phải đi học nhờ. Nguyên nhân là xã mới xây dựng phần khung ngôi nhà, còn lại thì... chưa có gì. Cô Vũ Thị Loan, Hiệu trưởng nhà trường nói: “Trường có 11 lớp thì tất cả đều phải học nhờ trường tiểu học bên cạnh. Việc học chung rất bất tiện, còn khu trường mới thì... chưa biết đến bao giờ mới hoàn thành!”.
Không chỉ huyện Duy Tiên mà cả ở TP. Phủ Lý, học sinh Trường THCS Lam Hạ cũng phải học trong tình trạng trường lớp dở dang. Trường này lên kế hoạch xây dựng 4 phòng chức năng và khu hiệu bộ để đăng ký đạt chuẩn quốc gia trong năm 2007 – 2008. Tuy nhiên, do giá cả vật liệu xây dựng tăng, trường dừng thi công để lại công trình còn ngổn ngang, dang dở.
Ngoài yếu tố khách quan là giá vật liệu tăng cao, còn có một số nguyên nhân khác ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng cơ sở vật chất trường lớp năm học 2007 – 2008 ở Hà Nam. Theo tìm hiểu của chúng tôi, đó là việc bỏ không thu tiền đóng góp xây dựng trường lớp của nhân dân trên địa bàn. Hiện tại kinh phí xây dựng trường chủ yếu là ngân sách xã. Cấp huyện hỗ trợ một phần nhưng rất nhỏ. ông Nguyễn Tiến Hương, Chủ tịch UBND xã Tiên Nội (huyện Duy Tiên) cho biết: “Tiết kiệm chi tối đa, năm học 2007-2008 xã mới mạnh dạn quyết định xây dựng kiên cố trường mầm non và tiểu học, huyện hỗ trợ 20 triệu đồng/phòng”.
Việc không thể hoàn thiện xây dựng một số công trình trường lớp đúng tiến độ cũng đồng nghĩa với việc các em học sinh sẽ phải học nhờ hoặc các trường phải dạy tăng ca. Trước tình hình giá cả như hiện nay, với nguồn kinh phí ít ỏi, không biết đến bao giờ các đơn vị mới có thể tiếp tục hoàn thiện các công trình trường lớp, tạo cơ sở vật chất tương đối ổn định cho con em học tập.
Phan Vũ
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.